Hotline 24H

Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng L4-L5

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4-L5 là một trong những trường hợp điển hình thường hay gặp. Bên cạnh đó vẫn có tỷ lệ bệnh nhân có những triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 dù còn ít nhưng mức độ nguy hiểm và gây tàn phế thì cao hơn nhiều. Hệ thống cột sống thắt lưng được chia làm nhiều đốt khác nhau, do áp lực cột sống đè nén lớn ở phần dưới nên bệnh thoát vị đĩa đệm lưng thường hay gặp ở đoạn L4-L5 hoặc đoạn L5-S1.

Xem thêm:

Nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm là do sự thay đổi trong cấu trúc của đĩa đệm cột sống. Hầu hết các trường hợp thì thoát vị đĩa đệm xảy đến như là một kết quả của sự lão hóa và thoái hóa xảy ra trong đĩa đệm. Trong một số trường hợp khác, chấn thương nặng có thể gây ra đĩa đệm bị thoát vị. Hầu hết hiện nay tỷ lệ trẻ hóa dân số bị thoát vị đĩa đệm xảy ra khá phổ biến.

Nguyên nhân phần nhiều do thói quen sinh hoạt vận động không hợp lý, công việc áp lực cao không có thời gian nghỉ ngơi thư gian giữa giờ. Đây là nhân tố làm cho các nhóm cơ bị căng và mỏi lâu ngày sẽ gây nên thoái hóa.

Thoái hóa sẽ không chỉ diễn ra ở các nhóm cơ mà còn diễn ra ngay trong các đĩa đệm, bao xơ và nhân nhày. Các vòng xơ xung quanh đĩa đệm lão hóa sẽ trở nên giòn hơn, và khi có một áp lực nhẹ thì cũng dễ dàng bị rách vỡ gây nên thoát vị.

Trong khi đó các đốt L4-L5 là các đốt sống thấp nhất trong cột sống thắt lưng và cũng phải chịu áp lực đè nén của trọng lượng cơ thể lên là lớn nhất. Đây là lý do tại sao mà hầu hết các bệnh nhân bị thoát vị thì phần nhiều rơi vào các đốt lưng nhiều hơn các đốt sống cổ.

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5 có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Khi các đốt sống L4 có thể trượt về phía trước trên các đốt sống L5, tác động đến các rễ thần kinh và gây ra đau lưng hoặc đau và tê dần xuống chân.
  • Ngoài việc các đốt sống bị trượt thì ngay chính các đĩa đệm L4-L5 ở giữa các đốt sống L4 và L5 có thể bị thoái hóa hoặc thoát vị gây nên chèn ép gia tăng áp lực lên hệ thống thần kinh hoặc gây viêm tổ chức tại chỗ: Triệu chứng có thể là ngoài việc đau lưng hoặc tê chân thì nhiều bệnh nhân có thể có các biểu hiện của rối loạn đại tiểu tiện hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa.
  • Đoạn đốt sống L4-L5 có một dây thần kinh đi qua nó, từ bên trong ống sống đi xuống chân (giống như dây thần kinh hông). Dây thần kinh này được gọi là các rễ thần kinh L4. Nếu các protein bất kỳ bị viêm từ bên trong đĩa đệm mà tiếp xúc với dây thần kinh này hoặc bị chèn ép có thể gây đau xuống các dây thần kinh (triệu chứng này có thể là gọi là đau thần kinh tọa).

Tê và đau có thể được cảm nhận trên suốt chiều dài của dây thần kinh hông ta kéo dài từ lưng qua mông xuống dưới cẳng chân, bụng chân và bàn chân.

Mức độ nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5

Thoát vị đĩa đệm mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người nhưng nó gây nên những hệ lụy mà ít ai ngờ được. Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ngoài việc gây ra đau dữ dội vùng lưng thì còn ảnh hưởng tới rối loạn chức năng sinh lý và đại tiểu tiện.

Nguy hiểm hơn là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nên tê yếu và liệt chi Tay, gây rối loạn tuần hoàn não, đau đầu và mất trí nhớ.

Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì có tới hơn 80% dân số hiện nay đều mắc căn bệnh này. Và hầu hết họ vẫn đang sống vui vẻ khi biết các “chế ngự chúng”.

Những thực phẩm nên ăn cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Về thực phẩm dinh dưỡng thì cả Đông Y và Tây Y đều giống nhau nên mọi người cần lưu ý: Tránh xa các đồ kích thích như bia rượu và thuốc lá. Theo Đông Y Can thì chủ Cân còn Thận thì chủ Cốt. Cân ở đây chính là Gân, Bao Xơ của đĩa đệm.

Khi sử dụng nhiều các chất kích thích là nguyên nhân làm giảm các chức năng của Gan (Đông Y là Tạng Can), khi đó Gan không còn sinh lực để nuôi dưỡng Gân, Bao Xơ làm cho đĩa đệm nhanh chóng bị mất nước và thoái hóa.

Bạn đừng bao giờ bỏ lỡ các thực phẩm giàu Collagen nhé! Nghe có vẻ “hơi thô” nhưng da lợn hay bì lợn hoặc cá da trơn Cá Hồi là thực phẩm rất quý cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.

Bên cạnh đó thường xuyên ăn Cà Rốt, Cà Chua, Quả Bơ, những loại rau lá sẫm sẽ bổ xung hàm lượng Collagen tự nhiên giúp phục hồi bao xơ nhân nhày của đĩa đệm. Nếu bạn hoặc người thân đang có “vấn đề” với bệnh lý này thì hãy xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé.

Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả

Dưới sự phát triển của Y học hiện đại kế thừa tinh hoa của Y học cổ truyền thì căn bệnh này không còn “ám ảnh” nhiều bệnh nhân nữa. Đã có những công trình nghiên cứu và trải qua thực tiễn lâm sàng đã có nhiều bài thuốc thành công trong việc điều trị căn bệnh thoát vị đĩa đệm theo hướng bảo tồn.

“Bảo tồn” nghĩa là không phải xâm lấn, phẫu thuật mà thay vào đó là phương pháp điều trị giúp phục hồi bao xơ, nhân nhày kết hợp với những tác động hoặc các bài tập giúp thu gọn nhân nhày và “đóng sẹo” các bao xơ làm cho nhân nhày không bị tràn ra thêm nữa.

Đã có rất nhiều bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị này và cũng đã có cả chương trình VTV2 của Đài Truyền Hình Việt Nam về tận nơi để kiểm chứng về kết quả điều trị thành công của các bệnh nhân mà sau 3-5 năm không hề tài phát. Các bạn có thể xem thêm ở đây:

Sáu cách điều trị và phòng ngừa mà bạn cần phải biết

Thay vì bạn phải chờ đợi các triệu chứng giảm đi thì bạn hãy chủ động chọn lựa cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cho mình. Phổ biến nhất phương pháp điều trị không phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bao gồm:

+ Vật lý trị liệu
+ Liệu pháp nhiệt-lạnh
+ Sử dụng những bài thuốc Đông Y đã có thực nghiệm (Bài thuốc An Cốt Nam)
+ Thuốc chống viêm không steroid ( NSAIDs )
+ Steroid đường uống (như prednison hoặc methyprednisolone)
+ Tiêm ngoài màng cứng (cortisone)

>>> Đọc thêm: Tổng Quát Số Phương Pháp Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm

Nếu cơn đau và các triệu chứng khác tiếp tục đến sau sáu tuần hoặc nếu các cơn đau ngày càng nặng hơn thì bạn nên xem xét về phương pháp phẫu thuật.

Tất nhiên bạn hãy yên tâm vì tỷ lệ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm phải phẫu thuật sẽ rất ít, thực tế chỉ chiếm khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân mắc thoát vị mà thôi. Bên cạnh việc điều trị thì các bạn cũng phải gối đầu các bí kíp sau giúp “chia tay hẳn với căn bệnh này”:

– Ngồi làm việc không được lâu quá 30 phút (Vậy cứ 30 phút làm việc sẽ đứng dậy đi lại khoảng 5 phút rồi mới quay vào làm tiếp).

– Hãy nói không với các động tác bẻ lưng hoặc vặn cổ nếu bạn không muốn mình bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc thoát vị đốt sống lưng nhé.

– Đừng bao giờ chủ quan khi bưng bê các vật nặng mà không chú ý tới tư thế khi làm.

– Nếu có điều kiện hãy bổ xung ngay những vi chất đặc biệt là Collagen bạn nhé.

– Bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh, lạc quan đây là bí kíp giúp bạn không bao giờ mắc bệnh và luôn tràn đầy hạnh phúc.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tuy không nguy hiểm đến tính mạng như sẽ gây nhiều phiền toái, khó khăn cho người bệnh. Thậm chí nếu không chữa trị, bệnh sẽ đi theo suốt đời. Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi đã phát hiện ra mình có những triệu chứng mắc bệnh. Hãy đi khám để được biết tình hình hiện tại và kịp thời lên phương án điều trị. Chúc bạn có một sức khỏe tốt

Dailungcotsong.com

Phòng Ngừa Đau Lưng Cho Nhân Viên Văn Phòng
Giảm Đau Dây Thần Kinh Tọa Bằng Tiêm Steroid
sex cams