Ứng dụng kỹ thuật mới trong phẫu thuật chỉnh hình vẹo cột sống
Mới đây, GS Arun Ranganathan, chuyên gia đầu ngành về các bệnh lý cột sống tại BV Hoàng gia London cùng các bác sĩ BV Bạch Mai đã phẫu thuật chỉnh hình vẹo cột sống thành công cho 3 bệnh nhân bằng kĩ thuật mới, ứng dụng hệ thống định vị không gian ba chiều O-arm cùng vít trượt Streamline.
Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam sử dụng hệ thống vít trượt này trong phẫu thuật chỉnh hình vẹo cột sống.
- Ứng dụng kỹ thuật mới trong phẫu thuật chỉnh hình vẹo cột sống
- Tư Thế Đúng Tránh Cong Vẹo Cột Sống
- Nhận Biết Và Phân Biệt 4 Dạng Cong Vẹo Cột Sống
- Hướng Dẫn 4 Cách Tự Kiểm Tra Vẹo Cột Sống
- Hơn 20 Năm Xui Ngược Chữa Vẹo Cột Sống
- Đứng Ngồi Sai Tư Thế Dể Bị Cong Vẹo Cột Sống
- Cong Vẹo Cột Sống Mức Nhẹ Thường Ít Gây Ra Những Hậu Quả Nghiêm Trọng
- Cao Thêm 7cm Nhờ Nắn Cột Sống Từ Vẹo Thành Thẳng
- Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Trẻ Con Bị Vẹo Cột Sống
- Bệnh Vẹo Cột Sống Tự Phát
3 bệnh nhân là Ngô Phương Th (17 tuổi, ở Vĩnh Phúc), Vũ Thị Minh H (14 tuổi, ở Hải Phòng) và Phan Thanh Quang N (16 tuổi, ở Hà Nội) đều bị cong vẹo cột sống. Bệnh nhân Phương Th và Minh H đều được điều trị phục hồi chức năng, mặc áo chỉnh hình nhưng góc vẹo cột sống vẫn tăng dần, trong khi bệnh nhân Quang N chưa điều trị gì.
3 bệnh nhân trên đã được GS Arun Ranganathan – Giám đốc Trung tâm London Spine Care, BS phẫu thuật của bệnh viện St BartholoMew’s và Bệnh viện Hoàng gia London cùng các chuyên gia của Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống nắn cong vẹo bằng hệ thống vít trượt streamline hiện đại.
GS. Arun Ranganathan, cho biết hệ thống vít này có hệ thống ren đôi và việc bắt vít tiến hành rất nhanh và chính xác. Vít trượt này dài nên đặt được vào các vị trí cần nắn chỉnh dễ dàng hơn, quá trình mổ tiến hành thuận lợi hơn, thời gian mổ rút ngắn hơn (2/3 so với các phương pháp thông thường), giảm sự mất máu và giảm nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh, từ đó hồi phục nhanh hơn.
Đây là 3 trong số hơn 100 trẻ em và người lớn đến khám miễn phí trong 3 ngày (26-28/6) tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống, Bệnh viện Bạch Mai. Tất cả bệnh nhân này đều không có triệu chứng cơ năng, phát hiện bị cong vẹo do thay đổi hình dạng cột sống bên ngoài.
Theo TS.BS Hoàng Gia Du – Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống, bệnh viện Bạch Mai: Qua thăm khám cho thấy bệnh nhân bị bệnh lý côt sống nói chung, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị cong vẹo cột sống khá nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều cháu trong số đó được gia đình đưa đến thăm khám khá muộn.
Bệnh lý vẹo cột sống rất phức tạp và thường không rõ nguyên nhân. Các tổn thương thường là các rối loạn cấu trúc giải phẫu, dị tật của thân đốt sống, dị dạng bẩm sinh… Cột sống gồm các đốt sống liên kết với nhau, trong đốt sống có hệ thống dây thần kinh để chỉ đạo hoạt động cơ thể. Khi phẫu thuật điều lo ngại nhất là làm tổn hại thần kinh, gây biến chứng liệt. “Trong quá trình phẫu thuật cột sống, chỉ cần sai lệch 1-2 mm có thể khiến cho bệnh nhận bị liệt, tàn phế suốt đời”- TS Du nói.
Việc ứng dụng nhiều kỹ thuật cao và đưa vào sử dụng nhiều hê thống trang thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị bệnh lý cột sống như hệ thống định vị không gian 3 chiều O-arm giúp cho bác sĩ, phẫu thuật viên định vị chính xác vị trí bắt vít để “nắn chỉnh” cột sống, giảm tỷ lệ phải phẫu thuật lại do chưa chính xác trong xác định vị trí – chức năng và giải phẫu chưa phục hồi hoàn hảo như trước đây.