Khi Nào Nên Đeo Đai Cột Sống Để Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm
Xin chào Dailungcotsong.com ! Bố em năm nay 56 tuổi, đã nghỉ hưu. Bố em mắc phải tình trạng thoát vị đĩa đệm khoảng hơn hai năm nay. Tháng sau bố em sẽ lên Hà Nội phẫu thuật để chữa do bệnh đã tiến triển nặng, dùng các cách như uống thuốc và vật lí trị liệu không khỏi. Xin cho em hỏi bị thoát vị đĩa đệm có cần đeo đai lưng cột sống không ? Khi nào nên đeo đai lưng để điều trị thoát vị đĩa đệm ? Khi nào không cần đeo? Em xin cảm ơn!
Lời trích dẫn từ một bạn liên hệ trực tiếp đến Dailungcotsong.com
Xin Trả lời
Xin chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Dailungcotsong.com. Xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
1. Khi nào nên đeo đai nẹp lưng thoát vị đĩa đệm
Thông thường một tháng đầu sau khi mổ thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cần nằm nghỉ trong phòng. Lúc này bệnh nhân nên hạn chế đi lại. Khi đi ăn cơm, vệ sinh, khi đứng ngồi nên mang đai nẹp lưng thoát vị đĩa đệm.
Tác dụng của đai nẹp lưng nhằm cố định vết mổ sau khi phẫu thuật cũng như tránh các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến vết mổ. Điều này rất cần thiết nhằm tránh cho vết thương phát triển nặng hơn cũng như hặp phải những biến chứng không mong muốn.
Bước sang tháng thứ hai, bệnh nhân có thể làm một số công việc nhẹ như quét nhà, rửa chén, nấu ăn,… những công việc không ảnh hưởng nhiều đến cột sống của bệnh nhân. Giai đoạn này vẫn cần mang nẹp hông để cố định cột sống tránh những ảnh hưởng đến vị trí mổ.
Tháng thứ 3 bệnh nhân có thể hỏi ý kiến bác sĩ để bỏ nẹp lưng. Điều này nhằm giúp cơ thể thích nghi được với tình trạng bình thường, Bạn có thể tập thể dục, vận động nhẹ. Bạn cũng nên tái khám định kỳ mỗi 3 tháng 1 lần sau phẫu thuật. Sau một năm không có dấu hiệu bất thường thì bệnh thoát vị đĩa đệm được xem là đã khỏi.
2. Phòng chống thoát vị đĩa đệm tái phát sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề để tránh thoát vị đĩa đệm tái phát.
+ Tránh làm việc nặng, mang vác vật có khối lượng lớn.
+ Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ để cơ thể được thích nghi sau phẫu thuật. Một số động tác phù hợp như đi bộ trên nền phẳng, đạp xe, bơi lội.
+ Hạn chế di chuyển bằng các loại phương tiện trên đường xóc, mấp mô. Nếu cần di chuyển thì phải đeo đai lưng và chạy chậm để giảm xóc.
Trên đây là những tư vấn về thời điểm đeo đai/nẹp lưng điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp cũng như những biện pháp phòng tránh tái phát thoát vị đĩa đệm. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.