Hotline 24H

Cách Chữa Bệnh Viêm Đa Khớp Dạng Thấp

Viêm Đa Khớp Dạng Thấp được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm, không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, bệnh lý tim mạch, đột quỵ, biến chứng ở da, phổi…

Theo thống kê, số người viêm đa khớp dạng thấp không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Đây là căn bệnh xảy ra ở các mô xung quanh khớp, khiến khớp nhanh chóng bị biến dạng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Nội dung bài viết bao gồm:

  1. Viêm đa khớp dạng thấp là gì?
  2. Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp
  3. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp – viêm đa khớp dạng thấp
  4. Cách chữa bệnh viêm khớp dạng thấp
    4.1/ Chữa viêm khớp dạng thấp bằng tây y
    4.2/ Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thực phẩm chức năng
    4.3/ Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc đông y
  5. Chế độ ăn cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp
    5.1 Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn
    5.2 Người bệnh viêm khớp dạng thấp không nên ăn

Viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh thấp khớp mạn tính, tự miễn và là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp. Đồng thời tỉ lệ bệnh nhân nữ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp sau sinh cũng rất cao.

Đặc trưng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp là tổn thương ở tất cả các khớp (đặc biệt là các khớp nhỏ) dẫn đến viêm màng hoạt dịch. Chính điều này gây phá hủy sụn, bào mòn xương dưới sụn. Từ đó gây hủy hoại khớp không hồi phục, dính khớp, biến dạng khớp và mất dần chức năng vận động.

Căn bệnh này thường diễn ra ở nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, giai đoạn khởi phát và toàn phát, bệnh nhân cần lưu ý để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Vốn dĩ viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh tự miễn. Khi màng hoạt dịch bị ăn mòn ở các khớp ngoại biên sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tổn thương sụn khớp, làm biến dạng khớp, mòn khớp. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của khớp. Dưới đây là một số tác nhân chính khiến bạn mắc phải căn bệnh này.

+ Tuổi tác cao: Những người cao tuổi bị lão hóa xương khớp có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp rất cao.

+ Vi rút, vi khuẩn: Nhiều người cho rằng viêm khớp dạng thấp do vi rút, vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, hiện tại nguyên nhân này vẫn chưa được xác định.

+ Giới tính, cơ địa: Đa số phụ nữ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp nhiều hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ sau sinh và phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh.

+ Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp thì nguy cơ bệnh nhân mắc phải căn bệnh này là rất cao.

Ngoài những nguyên nhân trên, người bệnh viêm đa khớp dạng thấp còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác như môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu, mệt mỏi, nhiễm lạnh, cân nặng…

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp – viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp có nhiều nhóm triệu chứng đa dạng, bao gồm các triệu chứng của viêm khớp, các triệu chứng toàn thân và ở các cơ quan khác. Dưới đây là những triệu chứng viêm khớp dạng thấp cụ thể nhất, người bệnh có thể tham khảo.

+ Đau khớp: Tình trạng viêm, đau ở khớp có tính chất đối xứng và chủ yếu xảy ra ở các khớp nhỏ ở hai tay (các khớp từ khuỷu tay xuống bàn tay), hai chân (các khớp từ khớp gối xuống bàn chân). Các khớp đau có tính chất chạy, lan sang các khớp khác, đặc biệt là các khớp đối xứng.

+ Cứng khớp: Thường bị cứng khớp vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Có thể tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên ở các khớp.

+ Sưng khớp: Người bệnh gặp phải tình trạng nóng da, đỏ da ở vùng da quanh khớp bị viêm.

+ Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, trì trệ, suy nhược cơ thể, chán ăn, sụt cân, đau nhức mỏi toàn thân. Đồng thời, bệnh nhân thường hay bị sợ gió sợ lạnh, sốt khi thời tiết thay đổi.

+ Triệu chứng ở các cơ quan khác: Xuất hiện các “nốt thấp” (hạt hay cục nổi lên khỏi bề mặt da) chắc, không đau, dính vào nền xương ở dưới. Chúng có đường kính khoảng từ 5 – 20mm, phổ biến ở khuỷu tay và có thể gây đau cho người bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng, khàn giọng (do ảnh hưởng lên thanh quản), viêm màng ngoài tim, đau hoặc nhồi máu cơ tim (trong một số trường hợp).

Cách chữa bệnh viêm khớp dạng thấp

Với căn bệnh viêm khớp dạng thấp, nguyên tắc điều trị bệnh là phải thực sự kiên trì và tiến hành sử dụng thuốc lâu dài. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi sát sao các diễn biến của bệnh để có thể tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp chủ yếu hiện nay vẫn là dùng thuốc và kết hợp vật lý trị liệu, chế độ ăn uống sinh hoạt, tập luyện khoa học. Cụ thể các cách chữa trị bệnh viêm khớp dạng thấp như sau:

1/ Chữa viêm khớp dạng thấp bằng tây y

Với căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp, để chẩn đoán chính xác bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh, bệnh nhân cần được thực hiện các xét nghiệm và thăm dò cần thiết như tốc độ máu lắng, tế bào máu ngoại vi, protein C phản ứng, X-quang khớp bị tổn thương, yếu tố dạng thấp, xét nghiệm các chức năng gan thận…

Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh áp dụng những phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

+ Giai đoạn 1: Bệnh nhẹ, số khớp viêm ít, khả năng vận động gần như bình thường. Các thuốc hay dùng thường là Aspirin, Chloroquine…

+ Giai đoạn 2: Nhiều khớp bị viêm và vận động bị hạn chế. Thuốc thường được sử dụng giống như ở giai đoạn 1. Tuy nhiên, người bệnh còn được bổ sung thêm các loại thuốc chống viêm nonsteroid, thuốc chứa corticoid liều trung bình.

+ Giai đoạn 3: Bệnh nặng, ít hoặc mất hẳn khả năng vận động. Thuốc dùng trong giai đoạn này thường là corticoid liều cao: thuốc D-Penicilamin, Methotrexade, Cyclophosphamide…

Như vậy, mỗi giai đoạn viêm đa khớp dạng thấp sẽ có những loại thuốc điều trị bệnh khác nhau, giúp giảm đau cho người bệnh.

Mục đích chữa viêm đa khớp dạng thấp của tây y là chủ yếu làm giảm các triệu chứng của bệnh. Điều trị cơ bản bằng các loại thuốc chống thấp làm thay đổi tiến triển của bệnh.

+ Điều trị triệu chứng: giảm viêm, giảm đau, duy trì khả năng vận động (không có tác dụng làm ngăn chặn/làm thay đổi sự tiến triển của bệnh)

+ Điều trị cơ bản bằng thuốc chống miễn dịch: làm chậm hoặc ngừng tiến triển của bệnh

Ưu điểm của thuốc Tây y:

  • Có thể giảm nhanh cơn đau cho người bệnh.
  • Chống viêm, hạn chế được tình trạng sưng khớp.
  • Tác dụng nhanh, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Nhược điểm:

  • Thuốc không lâu dài, do đó phải sử dụng liên tiếp, kéo dài và nếu ngưng thuốc thì bệnh nhân sẽ bị đau lại.
  • Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kéo dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ.
  • Người bệnh sẽ dễ bị béo phì (do giữ nước), bị teo cơ, loãng xương, giòn xương…
  • Các nhóm thuốc kháng viêm không steroid làm hại đến đường tiêu hóa, gây viêm loét, chảy máu, thủng dạ dày tá tràng, tiêu chảy…

Ngoài ra thuốc còn gây biến chứng tiểu đường, tim mạch, hại gan, thận, gây rối loạn đông máu. Do đó, người bệnh cần rất thận trọng khi sử dụng thuốc chữa viêm khớp dạng thấp, cần có sự chỉ định của thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa.

2/ Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thực phẩm chức năng

Các loại thực phẩm chức năng chữa viêm khớp dạng thấp có nguồn gốc đông dược, viên uống bổ khớp chứa glucosamin, thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp như sụn vi cá mập,… được rất nhiều người sử dụng. Hiện tại, những loại thực phẩm chức năng này có độ an toàn cao hơn so với thuốc tân dược.

Tuy nhiên, thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm. Đó là lí do vì sao thực phẩm chức năng không thể thay thế thuốc, bởi hiệu quả điều trị bệnh không đáng kể. Một số loại viên uống Glucosamin hàm lượng cao còn chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày. Chính vì thế, thực phẩm chức năng chỉ thích hợp với những bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở mức độ nhẹ hoặc dùng để kết hợp với thuốc tây điều trị bệnh.

3/ Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc đông y

Theo y học cổ truyền, viêm đa khớp dạng thấp là một trong những căn bệnh thuộc chứng Tý. Chứng Tý có nghĩa là bế tắc lại, không thông. Khi mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, sức đề kháng của con người sẽ nhanh chóng giảm sút. Lúc này, các tà khí sẽ nhanh chóng xâm phạm vào hệ thống thần kinh lạc, cân và xương làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Khác với thuốc Tây y gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thuốc Đông y được chiết xuất bởi các thành phần thảo dược tự nhiên, an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân. Người bệnh có thể sử dụng thuốc Đông y chữa trị viêm khớp dạng thấp trong khoảng thời gian dài mà không lo tác dụng phụ.

Nguyên tắc chữa viêm đa khớp dạng thấp theo Đông y là đề cao vào nguồn gốc bệnh sinh. Tức bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp do nguyên nhân nào thì tiến hành điều trị bệnh tận gốc và giải quyết nhanh nguyên nhân đó. Đồng thời, thuốc Đông y còn tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Cũng từ đó, y học cổ truyền được xem là phương pháp hiệu quả nhất trong việc điều trị bệnh viêm khớp, trong đó có bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp:

+ Thành phần:

  • Hầu vĩ tóc, Hy thiêm, Na rừng, Gối hạc
  • Hoàng cầm, Phòng phong, Quế chi, Xuyên quỳ
  • Ngưu tất, Đương quy, Khương hoạt, Xích thược…

+ Công dụng:

  • Thanh nhiệt tà, giải độc, giảm đau
  • Tiêu viêm, tiêu sưng, giảm phù nề
  • Hóa thấp, thông kinh hoạt lạc, khu phong.
  • Bổ can thận, ích khí, kiện tỳ, mạnh gân cốt
  • Bồi bổ khí huyết, khu phong trừ thấp, lương huyết

Mặc dù thuốc Đông y có thể an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân nhưng thời gian điều trị bệnh khá dài. Không phải bệnh nhân nào cũng kiên trì thực hiện phương pháp này.

Chế độ ăn cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp

Với những bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, để có thể hỗ trợ điều trị bệnh dứt điểm, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống hợp lý. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, người bệnh cần phải hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm để bệnh nhanh chóng khỏi.

# Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn

– Bông cải xanh, bắp cải: Những loại rau thuộc dòng họ cải có chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe của người bệnh. Với hợp chất sulforaphane, hai loại rau này có khả năng làm chậm tổn thương ở sụn khớp.

– Mỡ cá: Một số loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá thu là thực phẩm ưu ái dành riêng cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Chúng có chứa nhiều axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả.

– Nghệ: Đây là thực phẩm không thể thiếu cho bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp. Với thành phần thành phần Curcumin, nghệ tươi có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.

# Người bệnh viêm khớp dạng thấp không nên ăn

– Thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ: Những loại thực phẩm này có chứa chất béo bão hòa gây kích thích phản ứng viêm, khiến người bệnh bị đau nhức, khó chịu ở xương.

– Đồ nếp, bắp, bơ sữa: Chúng sẽ gây ra tình trạng dị ứng và khiến cho người bệnh bị đau nhức nhiều hơn.

– Bột mì, chuối tiêu, các loại cà, thịt chó, canh cua: Đây là thực phẩm có thể kích thích gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy ở khớp.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm đa khớp dạng thấp cũng như các cách điều trị cụ thể của căn bệnh này. Viêm đa khớp dạng thấp có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Do đó, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám và điều trị bệnh sớm. Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống hợp lý để bệnh nhanh chóng khỏi.

Dailungcotsong.com

Nguyên Nhân Và Cách Chữa Viêm Khớp Cổ Tay
Chữa Viêm Quanh Khớp Vai Bằng Dụng Cụ Masssage Gỗ
sex cams