Cách Ngăn Ngừa Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả
Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng đau khớp ở người trưởng thành. Trước đây căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên gần đây nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ở lứa tuổi dưới 40 cũng có khả năng bị căn bệnh này ghé thăm.
>>> đọc thêm: Chữa Thoái Hóa Khớp Gối / Bệnh Thoái Hóa Khớp Vai
Thoái hóa khớp bắt đầu với sự phá hủy các khớp giữa các xương trong cơ thể. Lớp sụn đệm giữa 2 xương sẽ bị mòn dần đi theo thời gian, khiến các gai xương phát triển từ phần xương bên dưới lớp sụn và làm người bệnh có cảm giác bị đau hay tê bì.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này thường là chấn thương khi làm việc quá tải hay có một nguyên nhân hiếm thấy là do bệnh béo phì. Độ tuổi cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp. Để đối phó với căn bệnh này, hãy áp dụng những biện pháp sau đây – những biện pháp đã được các nhà chuyên môn khuyến nghị.
1. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý
Cơ thể càng mập thì sức nặng càng đè lên các khớp, nhất là ở vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân khiến chân người bệnh nhanh có cảm giác mỏi, tê và rất dễ bị thoái hóa khớp.
2. Thường xuyên vận động
Luyện tập thể dục thể thao vừa sức sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và máu huyết lưu thông, giúp giảm áp lực đè lên các khớp.
Bên cạnh đó, việc giữ một tư thế thẳng cũng giúp tránh được những sự đè ép không cần thiết ở các khớp.
3. Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng
Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.
4. Giữ tinh thần thư thái
Sự sắp xếp hợp lý giữa việc lao động và nghỉ ngơi là một việc cần thiết để giúp cơ thể có thể tái tạo lại năng lượng . Không nên để bản thân làm việc quá sức và giữa những lúc làm việc cần có những khoảng thời gian thư giãn.
Khi làm việc quá sức, cơ thể sẽ báo động cho bạn bằng những dấu hiệu như đau, mỏi, khó chịu. Những lúc ấy, hãy nhắm mắt lại và nghỉ ngơi, cho bản thân thư giãn. Chỉ cần một khoảng thời gian ngắn như vậy cũng đủ để giúp cơ thể tái tạp năng lượng và giúp ta tiếp tục chiến đấu với công việc.
5. Đừng luyện tập “như một chiến binh”
Việc luyện tập với một cường độ quá cao không hề có ích với bạn mà ngược lại nó có thể gây hại cho các khớp của bạn. Bởi thoái hóa khớp là một căn bệnh tiến triển chậm, vì thế nếu bạn cứ cố gắng luyện tập thì tới lúc bạn cảm thấy đau khớp tức là bệnh của bạn đã ở một mức độ khá nặng.
6. Bảo vệ cơ thể trước những bất trắc trong sinh hoạt
Khi ra khỏi nhà, bạn nên cẩn thận chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ cổ tay, bảo vệ chân và bảo vệ khớp gối, nhằm đề phòng những tình huống bất ngờ có thể làm bạn bị chấn thương. Việc gặp phải chấn thương bất ngờ cũng khiến các khớp bị tổn thương.
7. Đừng ngại yêu cầu trợ giúp
Nếu bạn cảm thấy mình đang mang vác gì đó quá sức, đừng ngại ngần nhờ tới sự giúp đỡ của người khác, bởi nếu cứ gắng làm, các khớp xương và cơ sẽ bị tổn thương và gây ra tình trạng đau dài ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe và cả việc sinh hoạt hàng ngày.