Hotline 24H

Bệnh Viêm Gân Cổ Tay, Chân, Đầu Gối Và Cách Trị Liệu

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau ở các vùng như cổ tay, chân hay đầu gối, kèm theo đó là những sưng nóng đỏ thì có thể bạn đã mắc bệnh viêm gân. Viêm gân là một loại bệnh rất phổ biến và ai cũng có nguy cơ mắc phải, nhưng nhiều người vẫn rất chủ quan và thờ ơ với căn bệnh này.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, hiện đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết: Viêm gân là một trong những tình trạng tổn thương gân phổ biến, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể dẫn tới những hậu quả như teo cơ, đứt gân và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi vận động như ban đầu của người bệnh là rất thấp.

Chính vì vây, để có cách chữa trị bệnh viêm gân cho hợp lý thì cần phải tìm hiểu rõ nguồn gốc, cơ chế của bệnh ra sao, dấu hiệu nhận biết như thế nào rồi mới tiến hành chữa trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả.

Bệnh viêm gân là gì?

Gân là phần bám tận của cơ vào xương có tác dụng chuyển lực của cơ xương khớp và tạo nên vận động. Gân có đặc tính dai nhưng lại mềm dẻo tạo nên sự đàn hồi, đóng vai trò vận chuyển lực của cơ đến khớp để thực hiện vận động, đồng thời cũng có vai trò giảm thiểu tối đa các nguy cơ đứt khi có vận động đột ngột.

Viêm gân là bệnh lý nằm trong nhóm bệnh phần mềm quanh khớp. Các dấu hiệu thường thấy của viêm gân là sưng nóng đỏ vùng bị viêm kéo theo đó là những cơn đau âm ỉ, tăng giảm theo chu kỳ tại vị trí tổn thương.

Vì sao bị bệnh viêm gân?

Như đã nói đây là tình trạng bệnh phổ biến và hầu như ai cũng ó nguy cơ mắc phải. Nhưng câu hỏi đặt ra là nguyên nhân do đâu mà một người có thể mắc bệnh này. Theo các nghiên cứu cho thấy, có nhiều nguyên nhân để gây ra tình trạng bị bệnh viêm gân, có thể kể đến:

– Người bị viêm gân trong các trường hợp mắc các bệnh lý về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, rối loạn chuyển hóa hay thoái hóa cột sống, thoái hóa gân ở người lớn tuổi,…
– Thường xuyên phải luyện tập các bài tập tập nặng như vận động viên, người hay tập luyện thể thao,… gân phải hoạt động liên tục, lặp đi lặp lại một động tác. Sự co gân mạnh sau những tác đột ngột như khi bay bắt bóng hay sút bóng,.. hay hoạt động quá sức cố gắng trong thi đấu như dừng lại đột ngột hay những cú nhảy,… cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gân
– Khi luyện tập, thi đấu hay chơi thể thao mà sử dụng các kỹ thuật không đúng sẽ khiến gân bị quá tải và dẫn đến tình trạng viêm các dây chằng.
– Khi va đập, té ngã, chấn thương trực tiếp, đặc biệt là ở gân bánh chè, ở bàn chân, đầu gối, cổ tay,..

Ngoài ra còn có một số nhân có thể dẫn đến nguy cơ vị viêm gân như

– Tuổi tác cũng là một tác nhân gây viêm gân bởi khi gài đi, gân sẽ kém linh hoạt hơn, điều này khiến gân dễ bị tổn thương.
– Những người làm việc trong tư thế làm việc khó khăn, ở những nơi nằm trên cao, nơi có độ rung quá mạnh hay làm việc quá sức,..
– Có nhiều khả năng phát triển viêm gân nếu tham gia các môn thể thao nào đó có liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại như bóng rổ, bowling, golf, bơi lội, tennis,…

Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gân

♦Mức độ nhẹ:

Triệu chứng chủ yếu và dễ thấy rõ nhất là đau, theo mô tả là đau âm ỉ, đau ngày càng tăng dần lên, nhưng vẫn là âm ỉ và đau dịu, hiếm khi là đau kinh khủng. TÌnh trạng đau diễn ra ở một khu vực nhất định, ít lan xa, đau có tính chất chu kỳ, đi từ đau liên tục, sau đó đến đau mạnh, giảm dần rồi lại tăng lên. Tình trạng đau có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Viêm gân có thể khỏi tự nhiên hoặc trở thành mãn tính. Đã có các trường hợp đứt gân do viêm là những biến chứng tuy hiếm gặp nhưng lại rất nặng như đứt gân bánh chè, đứt gân cơ tứ đầu.

♦Mức độ nặng:

Tình trạng sẽ nặng hơn khi cơn đau càng ngày càng tăng,ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt, đau thường kèm theo sưng, nóng, đỏ,…

Chuẩn đoán bệnh viêm gân

♦Chuẩn đoán được đưa ra khi:

Có dấu hiệu như mô tả phần trên đã nói

Khám nghiệm lâm sàng có những điểm đau rất rõ nét ở xương bánh chè, xung quanh các điểm bám của gân ở bánh chè

♦Xét nghiệm:

– Kết quả chụp phim cho thấy gân dầy lên, có thể có điểm vôi hóa,…
– Kết quả siêu âm thấy điểm vôi hóa
– Kết quả chụp IRM (cộng hưởng từ) thấy dấu hiệu viêm gân.

Nhận biết bệnh viêm gân cổ tay, chân và đầu gối

Thông thường tình trạng chung của bệnh viêm gân sẽ gây đau âm ỉ và kéo dài dai dẳng tại vùng gân bị tổn thương. Cơn đau khu trú tại chỗ, ít lan xa, đau liên tục ngày đêm và tăng lên khi vận động. Vùng gân bị tổn thương sẽ có dấu hiệu sưng đỏ, sưng nề, ấn vào thấy đau nhói, cử động cơ khó khăn vì đau. Tùy theo vị trí mà gân bị viên sẽ có dấu hiệu nhận biết cụ thể như sau:

1.Viêm gân cổ tay

Giữa các gân, cơ và xương có các túi bao hoạt dịch, có tác dụng như những bao đệm giảm ma sát, bảo vệ các bộ phận và giúp mọi hoạt động của hệ thống xương khớp diễn ra thuận lợi hơn. Nếu những bao hoạt dịch này vị viêm nhiễm tại khu vực cổ tay sẽ dẫn đến tình trạng viêm cổ tay.

Viêm gân cổ tay là một bệnh rất phổ biến và hầu như ai cũng đều có nguy cơ mắc phải, đặc biệt với những người do tính chất công việc phải sử dụng chủ yếu bằng cổ tay sẽ càng dễ mắc bệnh nhiều hơn như dân văn phòng ( đánh máy), bác sĩ phẫu thuật, người làm nông ( cày, cấy, cuốc, bừa,…), thợ hàn, nội trợ,…. Bác sĩ Vân Anh cho biết phụ nữ vào độ tuổi từ khoảng 29 đến 50 là đối tượng chủ yếu của tình trạng này. Bác sĩ cũng chân thành khuyên mọi người nếu thấy có dấu hiệu đau nhức, sưng đỏ vùng cổ tay nên tiến hành khám nghiệm càng sớm càng tốt, điều đó sẽ giúp cho quá trình điều trị được rút ngắn.

Tuy là cùng tại vị trí cổ tay, nhưng viêm cổ tay vẫn có hai dạng khác nhau được gọi là Hội chứng đường hầm cổ tayHội chứng De Quervain

#Hội chứng đường hầm cổ tay:

Hội chứng đường hầm cổ tay được hiểu là cách mô tả bệnh sinh ra do sự chèn ép của dây chằng và các bộ phận trong đường hầm cổ tay giữa lên dây thần kinh. Đây là hiện tượng các bao gân nằm trong cổ tay bị viêm khiến dây thần kinh giữa bị chèn ép dẫn đến tình trạng tay tê đau và suy yếu, đặc biệt là ngón tay cái. Khi có sự chèn ép, kích thước bên trong đường hầm tăng lên, khiến cho hoạt động bị hạn chế, chứng viêm màng hoạt dịch khớp sẽ xuất hiện. Đôi khi có những trường hợp bệnh không xác định được nguyên nhân cụ thể mà chỉ liên quan đến yếu tố di truyền.

Hội chứng đường hầm cổ tay được xem là biểu hiện hay biến chứng của những loại bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, bệnh tiểu đường, thiếu canxi trong máu,….

Hội chứng đường hầm cổ tay chủ yếu do các bệnh lý xương khớp gây ra

♦Triệu chứng nhận biết của hội chứng đường hầm cổ tay:

– Khi dây thần kinh giữa bị chèn ép gây ra hiện tượng rối loạn cảm giác, người bệnh sẽ cảm thấy tê bì như có kim châm, xuất hiện các cơn đau ngón tay, đặc biệt là ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và gan bàn tay. Cơn đau tăng lên mỗi khi duỗi cổ tay, cử động tay. Đặc biệt, vào ban đêm hay khi trời chuyển lạnh thì tình trạng này càng khó chịu hơn.
– Cơn đau có thể lan rộng ra tới cẳng tay, thậm chí cả vùng vai, cổ, ngực.
– Sự chi phối hay cảm nhận của thần kinh đến hoạt động của các ngón tay bị giảm rõ rệt, yếu ớt hơn, lực cũng giảm đi
– Vùng cổ tay sưng nhẹ
– Nếu tình trạng nặng có thể teo cơ ngón tay

#Hội chứng De Quervain

Theo nghiên cứu khoa học cho biết, sở dĩ có tên là De Quervain do hội chứng này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1985, do một giáo sư- bác sĩ người Thụy Sỹ có tên là Fritz De Quervain tìm ra. Người ta lấy tên ông đặt cho tên hội chứng. Hội chứng De Quervain còn được gọi là viêm bao gân vùng mỏm chân quay hay viêm gân dạng ngón cái dài và duỗi ngón cái ngắn, vì chứng bệnh này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp cho sự cử động của ngón cái trên bàn tay.

Các động tác của ngón cái sẽ được chi phối bởi hai loại gân dạng dài và dạng chuỗi ngắn. Khi bao hoạt dịch gân cơ chuỗi ngắn và gân cơ dạng dài ngón cái bị viêm sưng sẽ gây chèn ép và gây đau, làm hạn chế vận động của gân trong đường hầm và hạn chế vận động của ngón cái.

Hội chứng De Quervain là hội chứng gây ảnh chứng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động của ngón tay cái

♦Triệu chứng nhận biết của hội chứng De Quervain:

– Các ngón tay cái xuất hiện cơn đau, bờ ngoài vùng mỏm trâm xương quay bị sưng đau, đau tăng lên khi cử động ngón tay cái, nhất là khi thực hiện động tác duỗi.
– Đau kéo dài, âm ỉ và nghiêm trọng vào ban đêm, khi trời chuyển lạnh.
– Xuất hiện phù nề và sưng đỏ
– Các ngón cái tê bì và có thể lan sang các ngón tay khác.
– Khả năng co duỗi, cử động của các ngón tay bị hạn chế
– Khi vận động ngón tay nghe có tiếng lạo xạo.
– Siêu âm có thể thấy được dịch bao quanh gân.
– Kiểm tra Finkelstein: dùng 4 ngón tay nắm lấy ngón tay cái gập vào phía trong lòng bàn tay. Cơn đau lúc này sẽ xuất hiện dữ dội tại vị trí viêm.

2. Viêm gân đầu gối

Viêm gân đầu gối hay còn được gọi là viêm gân bánh chè, nằm ở khớp gối nối giữa xương bánh chè và xương ống quyển. Đây là hiện tượng bị tổn thương gân cơ quanh khớp gối do các hoạt động mạnh đột ngột hay vận động sai tư thế,…chúng khiến cho người bệnh khó khăn trong việc thực hiện các động tác như co duỗi chân, nhấc chân, bước chân xuống cầu thang,…

Viêm gân đầu gối hay còn được gọi là viêm gân bánh chè, nối giữa xương bánh chè và xương ống quyển

♦Triệu chứng nhận biết viêm gân đầu gối:

– Phần gân đầu gối ( gân bánh chè) đau âm ỉ và cơn đau tăng lên khi chạy, nhảy, leo cầu thang, leo dốc, ngồi xổm,…
– Cơn đau diễn ra theo một chu kỳ: từ đau thường xuyên cho đến dai dẳng, sau đó đau dữ dội rồi giảm dần nhưng sau đó lại tăng lên.
– Tình trạng đau thường diễn ra và kéo dài vào ban đêm khiến người bệnh mệt mỏi, khó ngủ.
– Nếu để tình trạng này diễn ra dài đến một mức độ nặng thì có thể trở thành bệnh mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như cơ bắp chân bị suy yếu, đau đầu gối dai dẳng, nhiều trường hợp còn bị đứt gân bánh chè, đứt gân cơ tứ đầu thậm chí mất khả năng vận động cơ chân.

3. Viêm gân gót chân

Viêm gót chân Achilles là tình trạng được chuẩn đoán do nguyên nhân chấn thương gân gót Achilles, xuất hiện thường ở độ tuổi trung niên. Tình trạng này diễn ra khi có lực va chạm mạnh đột ngột vào phần gót, hoặc thường tham gia các môn thể thao đòi hỏi thực hiện chạy nhảy nhiều.

Viêm gót chân hay còn được biết đến là viêm gót chân Achilles hay gai xương gót

♦Triệu chứng nhận biết của viêm gót chân :

– Đau vùng gót chân, đặc biệt khi đi lại nhiều hoặc kiễng chân thì cơn đau càng dữ dội, đau nhói.
– Gót chân sưng đỏ, nóng, nếu sờ vào có thể cảm thấy nổi cục và đau khi ấn vào.
– Cơn đau càng tăng mạnh khi thực hiện các động tác gập duỗi bàn chân.
– Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng đứt gân chân từng phần hoặc toàn bộ khiến người bệnh đau dữ dội và đứng vững

Ngoài ra còn một dạng có thể cũng được xem là viêm gót chân là tình trạng gai xương gót. Đây là một dạng viêm gân bàn chân thường gặp, là tình trạng viêm gân hoặc viêm bao gân bám tận tại vùng gan gân của xương gót. Bị tổn thương này, người bệnh sẽ thấy đau gót chỉ khi bị tỷ đè, khi ấn vào vùng sau và trong của gót.

Biện pháp điều trị bệnh viêm gân

Đây là một tình trạng bệnh nghĩ đơn giản nhưng lại không hề đơn giản, bạn có thuyên giảm hay trầm trọng hơn chủ yếu nằm ở người bệnh cũng như cách chữa trị mà họ áp dụng. Bệnh viêm gân điều trị sẽ mất nhiều thời gian có thể là vài tuần đến vài tháng. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm, tỗn thương gân mà có thể được chỉ định chữa trị bằng các cách khác nhau. Bác sĩ Vân Anh cũng đã chỉ ra các biện pháp điều trị viêm gân theo nhựng cách sau đây:

1.Sử dụng vật lý trị liệu

♦Ngừng sử dụng gân quá nhiều:

Với những người hoạt động hay làm việc trong môi trường phải sử dụng gân/ cơ quá nhiều thì cần phải cân nhắc và nên dùng lại để nghi ngơi cho hợp lý. Với những vận động viên hay người thường xuyên tập luyện thể dục thể dục thể thao cần giữ cho mình một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Viêm gân ở mức độ nhẹ sẽ tự lành sau một thời gian được nghỉ ngơi, nhưng nếu người bệnh không biết cách bảo vệ chúng thì bệnh sẽ trở thành mãn tính và rất khó điều trị.

♦Chườm đá vào vùng bị viêm gân:

Chườm lạnh là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất. Người bệnh nên chườm đá, túi gel hoặc của quả đông lạnh vào chỗ gân bị viêm để giảm viêm và bớt đau. Cách khoảng 3-4h lại chườm một lần cho đến khi hết đau và đỏ.

Chườm lạnh là một cách an toàn và hữu hiệu hàng đầu mà chuyên gia khuyên dùng khi liên quan đến các bệnh xương khớp, viêm

  • Nếu viêm gan xảy ra ở phần cơ/gân nhỏ, lồi ra ngoài, người bệnh nên chườm trong 10 hoặc 15 phút. ( như phần cổ tay, đầu gối, gót chân đang bàn đến). Với những chỗ gân/cơ rộng hoặc nằm sâu bên trong thì thời gian chườm là gần 20 phút ( nói thêm cho trường hợp vai hoặc hông).
  • Trong khi chườm cần nâng cao khu vực được chườm và bó chặt khu vực đó bằng băng. Phương pháp này đều có thể điều trị viêm rất hiệu quả
  • Sử dụng vải mỏng đắp lên vùng được chườm để tránh tình trạng bị bỏng lạnh.

♦Kéo giãn nhẹ cho gân bị viêm:

Viêm gân ở mức độ nhẹ tới trung bình sẽ phản ứng tốt với phương pháp kéo giãn vì nó làm giảm sức căng trong cơ, tăng tuần hoàn máu, cải thiện sự dẻo dai và phạm vi vận động. Phương pháp này áp dụng cho viêm gân mà mức độ đau và viêm không nghiêm trọng. Trong khi kéo giãn, cần chú ý kéo chậm nhưng chắc, giữ yên ở vị trí trong 20-30 giây, lập lại động tác từ ba đến năm lần mỗi ngày, đặc biệt là trước và sau khi hoạt động nhiều. Kỹ thuật an toàn và đúng cách nhất là nên chườm khăn ấm vào chỗ viêm trước khi kéo giãn, điều này giúp gân được làm nóng và trở nên linh hoạt hơn.

Kéo giãn nhẹ cho gân bị viêm là một cách hữu hiệu nhưng chú ý làm qua mạnh sẽ làm gân bị đau nhiều hơn

♦Đeo nẹp hỗ trợ:

Với viêm đầu gối, nên mang nẹp hỗ trợ nhằm tác dụng bảo vệ và hạn chế cử động ở đó. Việc này cũng nhắc rằng bạn phải hoạt động vừa phải trong mọi hoàn cảnh.

– Tuy là nẹp cố định nhưng cần lưu ý cũng cần để chỗ bị thương được lưu thông tuần hoàn máu, không được giữ chỗ chấn thương bất động hoàn toàn.
– Nên điều chỉnh những vật dụng vừa vặn với vóc dáng hay kích thước cơ thể mình ví dụ như điều chỉnh ghế ngồi, bàn phím và máy tính để bàn sao cho loại bỏ áp lực đè nặng lên xương khớp và gân.

[product_category category=”mieng-bao-ve-dau-goi”]

♦Tập phục hồi chức năng:

Nếu bạn bị viêm gân mãn tính nhưng mức độ không nghiêm trọng lắm thì tập phục hồi chức năng cũng là một phương pháp hữu hiệu. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn một số động tác kéo giãn và bài tập tăng cường sức khỏe cho gân bị viêm và hệ thống cơ xung quanh. Để viêm gân cải thiện thì bạn phải tập vật lý trị liệu từ hai tới ba lần mỗi tuần trong thời gian bốn tới tám tuần.

Tập phục hồi chức năng là một cách hữu hiệu giúp giảm tình trạng viêm gân tốt nhất

+ Chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể điều trị viêm gân bằng kỹ thuật siêu âm trị liệu hoặc dùng công nghệ tạo dòng điện cực nhỏ, cả hai cách đều có hiệu quả trị viêm và tăng cường phục hồi chấn thương.
+ Một số chuyên gia trị liệu (và các chuyên gia y tế khác) sử dụng sóng ánh sáng năng lượng thấp (tia hồng ngoại) để giảm viêm và đau trong những chấn thương cơ xương nhẹ tới trung bình.

2. Điều trị viêm gân theo Tây y

♦Dùng thuốc

– Thuốc bôi ngoài da: đây là cách mà những người mới bị viêm gân hay viêm gân mới ở dạng khởi phát. Người bệnh có thể sử dụng các thuốc bôi ngoài da dạng kem hay dạng gel. Các chất dung dịch thuốc này có tác dụng thẩm thấu qua da và tác động vào vùng gân cơ bị tổn thương, ngăn chặn tình trạng phát triển sưng tấy và đau nhức giúp người bệnh cắt giảm cơn đau.

– Thuốc uống: Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm như paracetamol,… hay các loại thuốc giảm đau không streroid như diclofenac sẽ thường được kê cho người bị viêm gân. Thuốc có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn ngăn chặn tình trạng viêm cơ gân và giảm đau nhanh chóng, giúp sớm loại bỏ tình trạng đau nhức. Cũng cần lưu ý rằng, người bệnh không được tự tiện uống thuốc mà phải tuân thủ theo sự hướng dẫn và điều trị của bác sĩ . Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm nếu sử dụng quá liều lượng, không đúng cách gây ra các tác dụng phụ có hại làm cho bệnh nhân bị loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, teo cơ suy thận, nếu dừng thuốc đột ngột có thể gây tử vong.

– Thuốc tiêm: corticoid là loại thuốc được sử dụng làm thuốc tiêm để giảm đau, sưng tấy và viêm nhiễm các các mô mềm như gân. Người bệnh cần lưu ý rằng, thuốc tiêm phải được sự hướng dẫn của bác sĩ một cách rõ ràng và đúng kỹ thuật. Người bệnh không được tự ý sử dụng mà phải hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn về xương khớp. Khi thực hiện tiêm cần lưu ý phải vệ sinh khử trùng mũi kim cũng như vùng da khi tiêm.

♦Phẫu thuật

Với những trường hợp viêm gân mức độ nặng hay tình trạng viêm gân không có dấu hiệu cải thiện bệnh sau khi sử dụng các liệu pháp trên thì có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các tổn thương gân cơ, có thể cắt bỏ các dây chằng bị tổn thương nặng không thể hồi phục. Phương pháp này thường ít được sử dụng với thể bệnh viêm gân.

3. Chữa bệnh viêm gân trong Y học cổ truyền

Các bài thuốc Y học cổ truyền cũng được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn nhờ việc điều trị hiệu quả cũng như khắc phục được những tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây y. Trong Đông y có nhiều bài thuốc cổ phương có tác dụng điều trị hiệu quả chứng viêm gân như Cốt chất tăng sinh hoàn, Cốt thống trật đả dược tửu, An thận II, Dưỡng can hoàn II, Bá tử nhân hoàn III,… Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể về đơn thuốc.

Các bài thuốc Y học cổ truyền với biện chứng luận trị chủ trị vào cả các biểu hiện đau nhức, sưng đỏ,… của vùng bị viêm và căn nguyên gây bệnh – do phủ tạng suy yếu. Các bệnh về cơ, xương khớp đều có liên quan tới hai tạng là can và thận. Khi can và thận bị duy yếu, âm dương trong cơ thể mất cân bằng, khí huyết ứ trị thì bệnh sinh ra. Với tác dụng chính bồi bổ và tăng cường chức năng can, thận, lưu thông khí huyết, khu phong trừ thấp, thanh nhiệt giải độc,…, các bài thuốc giúp sẽ dần giúp cho cơ thể dần lấy lại được sự cân bằng và bệnh từ đó cũng dần ổn định và không bị tái phát như khi dùng Tây y. Bên cạnh đó, có thành phần là các vị thảo dược lành tính, bài thuốc Đông y không gây ra những tác dụng phụ không tốt như khi dùng các loại thuốc Tân dược.

Tuy nhiên, Bs Vân Anh cho biết, thực tế điều trị bệnh hiện nay, do sự thay đổi phức tạp về thể bệnh cũng như cơ địa của người bệnh, những bài thuốc cổ phương đã không còn có hiệu quả điều trị cao như trước. Hiện nay, chủ yếu các bác sĩ dựa trên các bài thuốc cổ phương này để nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện sao cho phù hợp nhất. Vì vậy, khi muốn điều trị bệnh bằng các bài thuốc Đông y, người bệnh nên lựa chọn đến các trung tâm uy tín, có đội ngũ bác sĩ với chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm.

Hi vọng qua những gì mà bác sĩ Vân Anh vừa chia sẻ, bạn đọc đã có cho mình một kiến thức đầy đủ về bệnh viêm. Bệnh viêm gân có thể chữa dứt điểm và tránh được các biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh nhận biết sớm các triệu chứng bệnh và tiến hành điều trị kịp thời. Hãy luôn giữ cho cơ thể mình và những người xung quanh luôn được khỏe mạnh. Chúc các bạn sẽ luôn có được một sức khỏe dồi dào, đầy sinh lực.

Dailungcotsong.com

Đau Khớp Ngón Tay Út Có Phải Dấu Hiệu Của Bệnh Nguy Hiểm?
Những Cách Điều Trị Bệnh Đau Khớp Ngón Tay
sex cams