Bị Bệnh Loãng Xương Nên Ăn Gì Cải Thiện?
Bị bệnh loãng xương nên ăn gì cải thiện? Ngoài các nguyên nhân như: nội tiết tố suy giảm sau mãn kinh, dùng thuốc, một số bệnh lý, di truyền,… thì chế độ ăn uống không cân đối cũng có thể gây loãng xương. Dinh dưỡng có mối liên quan mật thiết tới căn bệnh này. Do đó, điều trị loãng xương cần thiết phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
- Xoa Bóp Trị Viêm Quanh Khớp Vai
- Xoa Bóp Bàn Chân Trước Khi Ngủ Sẽ Đem Lại Nhiều Lợi Ích
- Vỡ Xương Mắt Cá Chân
- Vitamin E Có Thể Gây Bệnh Loãng Xương
- VẾT THƯƠNG PHẪU THUẬT CỘT SỐNG
- Vật Lý Trị Liệu Trong Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối
- Ứng dụng kỹ thuật mới trong phẫu thuật chỉnh hình vẹo cột sống
- Tư Thế Ngủ Tốt Cho Sức Khỏe
- Tư Thế Ngủ Nào Tốt Cho Người Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm?
- Tư Thế Ngủ Giúp Giảm Đau Thần Kinh Tọa
Sự thiếu hụt canxi trong thời gian dài có thể khiến xương mất đi độ đàn hồi, xương trở nên xốp giòn và dễ vỡ gãy khi bị tác động hay va chạm. Bổ sung lượng canxi là cần thiết lúc này để đảm bảo có có cấu trúc khỏe mạnh, vững chắc hơn. Nhưng chỉ canxi thôi chưa đủ, bạn cần bổ sung thêm vitamin D và các khoáng chất khác như magie, kẽm, mangan, đồng, boron, silic, DHA,… để lượng canxi được hấp thụ tối đa, hệ thống xương khớp cũng trở nên mềm dẻo và linh hoạt hơn. Một số nhóm thực phẩm sau bạn nên chú ý cân đối đưa vào thực đơn hàng ngày:
Bị bệnh loãng xương nên ăn gì?
– Nhóm thực phẩm giàu canxi: Thịt, cá biển, trứng,… và đặc biệt là sữa, các chế phẩm từ sữa rất giàu dinh dưỡng, giàu canxi. Ngoài ra, đậu nành có chứa phyto-oestrogen (hóc môn oestrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon giúp tình trạng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh được cải thiện nhanh chóng. Do đó, bạn không nên bỏ qua những thực phẩm này nếu muốn xương chắc khỏe hơn.
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin D: Sữa, ngũ cốc nguyên hạt, cá ngừ, nước cam,…rất giàu vitamin D giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp xương, phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả.
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin K: Vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa hiện tượng rạn xương hông. Bạn có thể tìm thấy loại vitamin này dồi dào trong: chuối, bắp cải, khoai tây, cải xoăn, cải mầm, bông cải xanh,…
– Nhóm thực phẩm giàu magie: Magie đóng vai trò quan trọng trong quá trinh xây dựng cấu trúc xương. Lượng canxi đầy đủ nhưng vô tình bỏ quên cung cấp magie thì khả năng bạn bị loãng xương rất cao cũng như quá trình điều trị loãng xương cũng không mang lại hiệu quả. Hãy chú ý bổ sung ngũ cốc, các loại đậu hạt, rau màu xanh đậm, thảo mộc khô,… nhiều hơn.
Ngoài ra, MK7 và vitamin D3 đưa sẽ đưa canxi từ ruột vào tận xương, ngăn canxi đi vào những chỗ “nguy hiểm” nên vô cùng cần thiết. Đừng quên bổ sung collagen, các protein, canxi, phot pho, các muối khoáng, nguyên tố vi lượng (sắt, kiềm, đồng, niken…) từ xương ống, xương sống động vật cho cơ thể bạn nhé!
Bị bệnh loãng xương không nên ăn gì?
Đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gaz, caffein, các loại chất kích thích luôn có hại cho sức khỏe, gây cản trở sự hấp thụ canxi. Đặc biệt, chúng làm tăng nguy cơ loãng xương và trong quá trình dieu tri loang xuong, nếu cứ “cố ý” sử dụng thì chúng sẽ khiến nỗ lực chữa trị của bạn ở số 0 mà thôi. Do đó, hãy thực hiện chế độ kiêng khem để việc điều trị được rút ngắn thời gian.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn cũng nên tuân theo những chỉ định điều trị khác. Kết hợp tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng cơ thể và phục hồi chức năng xương nhanh hơn.