Hotline 24H

Phương Pháp Vật Lý Trị Liệu Chữa Đau Thần Kinh Tọa

Phương pháp vật lý trị liệu chữa đau dây thần kinh tọa được xem là phương pháp chữa bệnh hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa là các vài tập đơn giản người bệnh thực hiện mỗi ngày nhằm cải thiện các cơn đau thần kinh tọa. Nếu bệnh nặng, bệnh nhân thường được khuyên dùng thuốc kết hợp với tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Nguyên tắc trong vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa

  • Bước thứ nhất: Chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.
  • Bước 2: Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh, kết hợp vật lý trị liệu, các bài tập phục hồi chức năng vận động.
  • Bước 3: Bệnh nhân phải có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tại nhà, đồng thời phòng ngừa các chấn thương có thể xảy ra.
  • Bước 4: Can thiệp và làm các phẫu thuật khi dùng thuốc và vật lý trị liệu không còn đem lại hiệu quả.

Phương pháp vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa

1. Bài tập phục hồi chức năng cột sống

Sử dụng phương pháp tập luyện thể dục tập trung vào 5 điểm. Bệnh nhân nằm ngửa trên giường, 2 khủy tay tỳ xuống mặt giường, đầu và 2 gót chân cũng tỳ xuống mặt giường. Bệnh nhân ưỡn cong lưng lên khỏi mặt giường.

Bài tập này thực hiện 2 lần mỗi ngày, nâng lên và hạ xuống liên tục 50 lần (khoảng 15-30 phút).

2. Bài tập di động cột sống

Người bệnh nên di động cột sống chứ không nên để yên một chỗ. Di động cột sống giúp người bệnh lưu thông khí huyết, hỗ trợ giảm đau và làm giãn các bao khớp.

3. Kéo dãn cột sống

Bài tập này giúp giảm các cơn đau do thần kinh tọa bị co cứng, làm tăng khả năng vận động của thần kinh tọa và khôi phục lại tình trạng ban đầu của cột sống.

4. Điện trị liệu

Tác dụng chính của phương pháp điện trị liệu là giảm đau, giảm sưng và giảm các tổn thương, phục hồi tổn thương ở các khớp.

5. Thủy trị liệu

Là phương pháp điều trị đau thần kinh tọa và các bệnh xương khớp khác, thông qua các tác động nhiệt lên vùng bị đau dưới tác động cảu nước, hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, đau lưng, đau cứng xương khớp,….Đồng thời giúp người bệnh vận động được dễ dàng hơn, thực hiện được các động tác linh hoạt hơn.

6. Nhiệt trị liệu

Tương tự như các phương pháp nhúng sáp, sóng ngắn trị liệu, siêu âm trị liệu, dùng đèn và ánh sáng hồng ngoại trị liệu,… Phương pháp nhiệt trị liệu giúp giảm đau, kháng viêm, giúp tuần hoàn máu thuận lợi hơn.

Dailungcotsong.com

Nguyên Nhân Gây Thoái Hóa Cột Sống
Nhận Biết Và Phân Biệt 4 Dạng Cong Vẹo Cột Sống