Nguyên Nhân Gây Thoái Hóa Cột Sống
Hàng loạt nguyên nhân gây thoái hóa cột sống như thoái hóa xương khớp theo tuổi tác, dị tật bẩm sinh, yếu tố di truyền, làm việc quá sức,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của con người. Điều đáng lo ngại là căn bệnh này đang dần tấn công những người trẻ tuổi.
Cột sống là một trong những cơ quan quan trọng có tác dụng liên kết và nâng đỡ toàn bộ cơ thể của con người. Một khi cột sống bị thoái hóa, sức khỏe của con người cũng bị ảnh hưởng theo. Hầu hết bệnh nhân sẽ không ngừng đau đớn, khó chịu ở dọc cột sống từ vùng cổ trở xuống tùy thuộc vào vị trí thoái hóa.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa cột sống đang có xu hướng trẻ hóa dần. Và căn bệnh này không chỉ gặp phải ở những người già mà những người trẻ tuổi, thường xuyên làm việc tại văn phòng, ít vận động cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Nội dung bài viết bao gồm:
8 Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là tình trạng lớp sụn tại cột sống bị suy yếu, bề mặt xù xì, bong tróc, bên cạnh đó, phần xương dưới sụn cũng bị xơ hóa. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu không được tiến hành điều trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng teo cơ, bại liệt, mất khả năng vận động.
Với xu hướng ngày càng trẻ hóa của bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh cần phải biết rõ được các nguyên nhân chính gây ra bệnh để có biện pháp can thiệp thời. Dưới đây là một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh thoái hóa cột sống hình thành.
1/ Do tuổi tác
Những người cao tuổi là đối tượng rất dễ mắc bệnh xương khớp, nhất là bệnh thoái hóa cột sống. Khi tuổi càng cao thì hệ thống xương khớp cũng bị lão hóa dần. Lúc này, khả năng sinh sản và tái tạo sụn cũng sẽ giảm và hết hẳn. Đồng thời, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và chịu lực cũng suy giảm so với trước. Đó là lí do vì sao những người già chỉ cần hoạt động mạnh đã có thể mắc phải bệnh thoái hóa cột sống nhanh chóng.
Với những người cao tuổi, khi thời tiết trở lạnh, tình trạng đau nhức xương khớp ở cột sống diễn ra nhanh chóng và thường xuyên hơn. Người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau nhức, tê buốt diễn ra liên tục ở phần cổ dọc xuống chân. Một số trường hợp nặng, bệnh nhân không thể vận động đi lại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
2/ Dinh dưỡng kém
Để có một bộ xương chắc khỏe và dẻo dai, người bệnh cần phải bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại như ngày nay, nhiều người đã không tránh khỏi được những cám dỗ của chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Những loại thực phẩm này là nguyên nhân khiến cho sức khỏe của con người ngày càng tồi tệ hơn, nhất là xương khớp bị thoái hóa dần.
Bên cạnh đó, các loại thức ăn như dầu mỡ, thực phẩm không đảm bảo các thành phần dinh dưỡng cần thiết cũng khiến người bệnh đứng trước nguy cơ mắc phải căn bệnh này rất cao. Đặc biệt, các loại thực phẩm có dư lượng chất bảo quản cũng là yếu tố gây nguy hại cho sức khỏe xương khớp của bạn.
3/ Lao động sai tư thế
Những người thường xuyên làm việc và lao động sai tư thế sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống khá cao. Trong đó, một số công việc đòi hỏi người bệnh phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều, thường hay cúi, ngửa sẽ nhanh chóng làm lệch cấu trúc bình thường của cột sống. Chính điều này đã dẫn đến biến đổi cấu trúc sụn, xương dưới sụn hay các thành phần xung quanh cột sống như cơ bắp, gân, dây chằng… từ đó hình thành và phát triển bệnh.
Một số đối tượng như nhân viên văn phòng, tài xế, nông dân,… là những người rất dễ mắc phải bệnh thoái hóa cột sống. Khi làm việc quá lâu tại một chỗ, tốt nhất người bệnh nên vận động và có thời gian thư giãn để tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
4/ Làm việc quá sức
Nếu bạn làm việc quá sức, mang vác đồ vật quá nặng sẽ rất dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp xương. Khi trọng lượng của các vật nặng quá lớn, cột sống là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các vật nặng sẽ nhanh chóng tạo áp lực lên cột sống, từ đó thúc đẩy sự tổn thương nhanh ở sụn và xương dưới sụn. Chính điều này đã khiến cho quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh và sớm hơn, khiến bệnh nhân rất dễ mắc phải bệnh thoái hóa cột sống.
5/ Lười vận động
Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa cột sống. Nếu bạn hoạt động quá mức có thể đẩy nhanh quá trình phá hủy xương dưới sụn thì việc bạn ù lì, lười vận động lại gây ra nhiều tác hại khác.
Khi người bệnh lười vận động, lượng máu sẽ lưu thông kém và không đủ các dưỡng chất để có thể nuôi dưỡng cột sống. Chính điều này dẫn đến tình trạng sụn, xương dưới sụn, cơ, gân, xây chằng ở cột sống dễ bị co cứng. Lúc này, cột sống trở nên kém linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh thoái hóa cột sống phát triển nhanh hơn.
6/ Yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thoái hóa cột sống thì khả năng thế hệ con cái mắc phải căn bệnh này cao hơn rất nhiều. Chính vì thế, nếu trong gia đình có người mắc phải căn bệnh này, bạn cần phải thận trọng và chú ý hơn về vấn đề sức khỏe.
Thông thường, nữ giới là người dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống hơn nam giới. Các yếu tố nội tiết của cơ thể như: mãn kinh, tiểu đường, tim mạch,… sẽ khiến bệnh nhân đứng trước nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cao hơn.
7/ Do sức nặng của cơ thể
Tăng cân quá mức, không kiểm soát được cân nặng là lí do khiến bạn bị thoái hóa cột sống. Khi cân nặng tăng nhanh sẽ gây áp lực lớn cho cơ thể, nhất là phần xương khớp. Nếu tình trạng tăng cân cứ tiếp tục kéo dài, sức khỏe của bệnh nhân không những không được đảm bảo mà còn gây ra rất nhiều căn bệnh xương khớp nguy hiểm khác, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống.
8/ Do các dị dạng bẩm sinh
Một số trường hợp trẻ được sinh ra nhưng lại bị dị dạng bẩm sinh, phần cột sống bị cong vẹo. Khi trẻ lớn lên sẽ nhanh chóng làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống. Chính điều này gây ra bệnh thoái hóa cột sống ở con người. Lúc này, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức, khó chịu và gây khó khăn cho việc vận động.
Cách phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống
Cột sống của con người có thể thoái hóa ở bất cứ vị trí nào nếu người bệnh không có biện pháp tiến hành điều trị kịp thời. Thông thường, vùng cổ và thắt lưng của con người là vị trí dễ mắc phải bệnh thoái hóa nhất. Dù tình trạng thoái hóa xương khớp xuất hiện ở vị trí nào đi chăng nữa cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, khiến bệnh nhân đứng trước nguy cơ tàn phế suốt đời.
Để tránh mắc phải căn bệnh này, người bệnh cần phải cần áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Hạn chế những tư thế hàng ngày: ngồi nhiều, đứng lâu.
- Đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực đè lên sụn khớp.
- Tránh những tác động quá mạnh, đột ngột tránh sai tư thế khi mang vác nặng.
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Chú trọng bổ sung canxi, vitamin D, vitamin C,… cho sự phát triển của xương khớp
+ Có kế hoạch tập luyện thể dục hằng ngày nhằm nâng cao sức khỏe. Người bệnh có thể dành riêng 5 – 10 phút mỗi ngày để luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng. Đây là cách giúp cho các khớp xương vận động linh hoạt hơn.
+ Điều chỉnh cân nặng sao cho phù hợp với cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì gây áp lực đến các khớp xương.
+ Bạn cần phải đi khám sức khỏe định kì, để bác sĩ có những biện pháp can thiệp kịp thời khi có các dấu hiệu mắc phải căn bệnh này.
Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn đọc nắm rõ những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cũng như cách phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu mắc phải căn bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm, tránh một số biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.