Hotline 24H

Chụp X-Quang Gai Cột Sống Là Cách Đơn Giản Chẩn Đoán Chính Xác

X-quang gai cột sống là phương pháp đơn giản nhất để giúp bác sĩ chuyên khoa xác định được những triệu chứng bệnh lâm sàng. Thông qua hình ảnh X quang gai cột sống bác sĩ có thể xác định được tình trạng hiện tại của cột sống cũng như các tổn thương mà nó gặp phải từ đó đưa ra phương án điều trị gai đốt sống phù hợp.

>>> đọc thêm:

Sơ lược về phương pháp chụp X quang gai cột sống

Hình ảnh X quang gai cột sống

Chụp X quang gai cột sống là biện pháp áp dụng các kỹ thuật máy chụp X quang chuyên dụng lên người bệnh nhân. Máy chụp X quang phát ra chùm tia X, phản chiếu hình ảnh cột sống có gai của người bệnh lên phim chụp.

Khi tia X này đi qua cơ thể sẽ phản chiếu ra hình ảnh màu trắng với hệ cơ xương khớp, còn các cơ quan khác sẽ có màu đen. Do đó, việc người bệnh chụp X quang gai cột sống sẽ giúp chỉ ra được các hình ảnh rõ nét vowiscacs bất thường và bệnh lý liên quan khác như gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…Tùy vào góc chụp cũng như vị trí chụp mà hiển thị trên hình ảnh các kết quả khác nhau.

Hình ảnh X Quang gai cột sống cho biết điều gì?

Dựa vào phim chụp X quang gai cột sống, bác sĩ sẽ có những đánh giá và chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh và xác định được vị trí người bệnh bị gai cột sống, tình trạng phát triển của gai xương hiện tại như thế nào, ở mức độ nặng hay nhẹ.

Cụ thể sẽ thông qua các dấu hiệu như:

+ Đường cong sinh lý của cột sống bị siêu vẹo bất thường, thân cột sống xuất hiện gai xương, gai tập trung ở phần đầu xương cột sống, bên cạnh đó là tình trạng cột sống có dấu hiệu bị xẹp, ngắn hơn so với bình thường.
+ Phần xương dưới sụn bị đặc, lỗ liên hợp hẹp đi, đĩa đệm bị xẹp và nhân nhầy thoát ra ngoài một cách bất thường.
+ Nếu hình ảnh có mỏ xương ở các lỗ ghép và thân đốt bị hẹp lại sẽ chèn ép dây thần kinh gây thoái hóa cột sống.
+ Các xương ở xa nhau, bị biến dạng hoặc thưa hơn bình thường thì cấu trúc của xương bị thay đổi
+ Nếu các mỏm gai bị trượt hoặc gãy sẽ gây liệt, khó nuốt, khó thở, huyết áp thấp, mạch chậm thì người bệnh có thể gặp phải tình trang chấn thương vùng cột sống cổ.

Nên chụp X quang gai cột sống khi nào?

Chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên đi chụp X quang gai cột sống khi cơ thế xuất hiện các biểu hiện của gai cột sống càng sớm càng tốt. Các dấu hiệu đau nhức điển hình gồm: Cột sống bất thường và có cảm giác đau nhức, đau kéo dài và gây tê mỏi cho người bệnh, một vài trường hợp bị ảnh hưởng tới khả năng vận động.

Bên cạnh đó chúng ta cũng nên đi chụp X quang gai cột sống trong các trường hợp:

+ Cột sống bị gãy hoặc nứt sau chấn thương hoặc tai nạn
+ Tình trạng đau lưng kéo dài, cơn đau lan xuống hông và chân
+ Có dấu hiệu mắc các bệnh lý liên quan đến cột sống như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, đau lưng,…
+ Người bị loãng xương hoặc xương phát triển không được bình thường.

Khi chụp X quang gai cột sống nên chuẩn bị những gì?

  • Việc đầu tiên và quan trọng nhất khi đi chụp X quang gai cột sống là người bệnh cần tìm tới cơ sở y tế, chuyên khoa xương khớp uy tín, có cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại để tiến hành chụp. Đồng thời, nếu bạn có bảo hiểm y tế thì nên mang theo để nhận được trợ cấp.
  • Trước khi chụp cần bỏ trang sức và đồ vật làm bằng kim loại ra, miếng kính hoặc miếng dán giảm đau cũng không được mang theo.
  • Khi chụp, cần đứng thẳng lưng, đồng thời thay đổi tư thế theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Lưu ý, phụ nữ mang thai và trẻ em không được chụp X quang gai cột sống.
  • Kết quả sẽ chính xác hơn khi bạn ít cân
  • Khi chụp xong, bạn phải ngồi đợi khoảng 5 đến 10 phút để kỹ thuật viên và bác sĩ theo dõi, rửa phim ra. Tiếp đó, bác sĩ chuyên khoa tiến hành chẩn đoán bệnh dựa trên kết quả chụp phim X quang gai cột sống mang lại sau đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh bạn đang mắc phải.

Xác định phương pháp điều trị dựa trên hình ảnh x-quang gai cột sống

Sau khi chẩn đoán bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải, dựa trên phim chụp X quang gai cột sống để xác định bệnh gai cột sống và các vấn đề liên quan, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra giải pháp điều trị an toàn và phù hợp theo từng thể trạng bệnh khác nhau.

Hiện nay, bác sĩ thường sử dụng phương pháp châm cứu, xoa bóp, kéo giãn cột sống để trị gai cột sống. Đây là biện pháp bảo tồn trị liệu tự nhiên, sử dụng tay để thực hiện các động tác kéo giãn nắn chỉnh cột sống. Mục đích của biện pháp này là kích thích vật lý và nhân tạo giúp tế bào, mô và các vị trí của cột sống bị tổn thương dần dần phục hồi, mật độ phát triển của gai cột sống chậm lại dựa trên phản ứng sinh hóa ở bên trong của cơ thể.

Biện pháp này còn có tác dụng rất tốt trong việc giải phóng sự chèn ép của gai cột sống lên các rễ dây thần kinh xung quanh cột sống, từ đó giúp máu lưu thông dễ dàng hơn giúp giảm đau, tạo collagen và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cột sống cũng như các vùng xung quanh cột sống.

Biện pháp điều trị này sẽ giúp người bệnh không phải sử dụng các dòng sản phẩm Tây y hoặc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ gai, tỷ lệ thành công lên tới 90%. Quan trọng là phù hợp với tất cả các đối tượng người bệnh khác nhau và hạn chế được khả năng tái phát tới mức thấp nhất.

Hiện nay, chụp X quang gai cột sống là biện pháp tốt nhất để bác sĩ có thể thấy được các tổn thương và triệu chứng bất thường ở bên trong cột sống của người bệnh. Bằng công nghệ hiện đại, bác sĩ chỉ cần dựa vào hình ảnh phim chụp là có thể đưa ra kết luận về tình trạng bệnh ở thời điểm hiện tại, từ đó đưa ra biện pháp trị liệu an toàn, nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả nhất.

Dailungcotsong.com

Bí Kíp Dùng Rau Dền Gai Để Chữa Gai Cột Sống
Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Châm Cứu?
sex cams