Hotline 24H

Tìm Hiểu 3 Cách Chữa Bệnh Gai Đôi Cột Sống

Sử dụng bài thuốc dân gian chữa bệnh gai đôi cột sống cổ thắt lưng được nhiều người áp dụng. Không chỉ an toàn cho sức khỏe, những bài thuốc này còn giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh hiệu quả nhất.

Theo thống kê, nước ta có 10 – 20 % dân số mắc bệnh gai đôi cột sống. Với tình trạng đau nhức thường xuyên ở vùng thắt lưng và cổ, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn gây rối loạn chức năng tiết niệu và đường ruột, khiến bệnh nhân không thể vận động hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày do bị mất chức năng cơ bắp.

Nội dung bài viết bao gồm:

1. Bệnh gai đôi cột sống và các loại thường gặp
2. Nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống
3. Biến chứng bệnh gai đôi cột sống
4. Cách điều trị bệnh gai đôi cột sống
4.1/ Chữa gai đôi cột sống bằng thuốc tân dược
4.2/ Chữa gai đôi cột sống bằng phẫu thuật
4.3/ Chữa gai đôi cột sống bằng dân gian
5. Người bệnh gai đôi cột sống cần lưu ý những điều sau:

Bệnh gai đôi cột sống và các loại thường gặp

Gai đôi cột sống thực chất là tình trạng thoái hóa cột sống. Trong đó, những gai xương nhanh chóng mọc chồi ra phía ngoài hoặc ở hai bên cột sống. Đây là một căn bệnh mãn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động và gây biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm rõ rệt.

Chính vì bệnh không có những dấu hiệu viêm rõ ràng nên nhiều người tiến hành điều trị muộn, khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng. Bệnh nhân thấy đau do gai xương va chạm với các bộ phận khác. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ThS. BS. Hoàng Minh Dũng (Chuyên khoa cơ xương khớp BV Bạch Mai).

Theo bác sĩ Minh Dũng cho biết:

“Gai đôi cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống. Đó chính là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương. Cũng có thể là sự lắng đọng can-xi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với các đốt sống. Gai xương chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp vốn bị tổn thương lâu ngày. Bệnh thường đi kèm với thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa sụn khớp.”

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng giải thích thêm:

“Nhìn chung, bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai đôi cột sống, nhưng thông thường khu vực thắt lưng và cổ hay mắc chứng bệnh này nhất. Ứng với từng khu vực mắc phải bệnh sẽ có những tên gọi riêng như gai đốt sống cổ, gai đốt sống ngực và gai đốt sống thắt lưng. Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Bệnh gai đôi cột sống có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau

Người bệnh có thể nhận biết một số dấu hiệu sau của bệnh như khó cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh. Các xương đốt sống khi cử động sẽ khiến cho cơn đau nhanh chóng lan xuống cánh tay khiến người bệnh bị tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.

Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân. Cơn đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều và giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.”

Nếu phân chia các loại gai đội cột sống, bác sĩ Dũng cũng khẳng định rằng:

Bệnh gai đôi cột sống gồm có 3 loại chính:

+ Gai đôi cột sống thể ẩn: Thể này thuộc loại nhẹ và lành tính, khe hở rất hẹp nên không gây ra tình trạng thoát vị các thành phần của tủy sống.

+ Gai đôi cột sống thể nang: Thể này gây mất chức năng một phần cơ thể của người bệnh và cho dù bệnh nhân có tiến hành mổ để đóng lại thì cũng không thể cải thiện chức năng của dây thần kinh tủy sống.
+ Thoát vị màng não ở trẻ nhỏ: Ở thể này làm xuất hiện các khối thoát vị vùng thắt lưng do khe hở quá lớn phần ống sống thông trực tiếp với phần mềm phía ngoài. Thành phần thoát vị có thể bao gồm dịch não tủy, tủy sống, dây thần kinh. Thể này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.”

Nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống vẫn là một ẩn số đối với rất nhiều người. Hiện tại, các bác sĩ cũng chưa thể khẳng định được điều này. Mọi yếu tố đưa ra chỉ khẳng định được phần nào chứ chưa hoàn toàn chắc chắn.

Theo bác sĩ Dũng, tuổi tác chỉ là một trong số những nguyên nhân chính gây nên tình trạng bệnh này. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa và hình thành các gai xương.

Elderly man suffering from a backache with a pain doctor checking on him in a hospital.

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác, trong đó phổ biến nhất là do:

+ Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần. Bề mặt sụn trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương nhanh chóng tiếp xúc, cọ xát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.

+ Chấn thương: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hư hại xương hoặc khớp ở cột sống. Trong trường hợp này, gai xương cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng của cơ thể trước tình trạng viêm nhiễm sau chấn thương.

Biến chứng bệnh gai đôi cột sống

Như chúng tôi đã nói ở trên, bệnh thoái hóa cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp nếu người bệnh không tiến hành điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này, mọi người cần biết để có thể kiểm soát bệnh kịp thời.

    + Ảnh hưởng thần kinh
    + Mất chức năng cơ bắp
    + Rối loạn đại tiểu tiện
    + Liệt hai chân
    + Rối loạn cảm giác
    + Chức năng cánh tay bị thay đổi yếu hơn
    + Viêm màng não, nhiễm trùng ở màng não
    + Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
    + Gây nguy hiểm đến tính mạng

3 cách điều trị bệnh gai đôi cột sống

Với bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, việc điều trị bệnh sớm sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra. Để có thể điều trị bệnh gai đôi cột sống, người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng thuốc tân dược, phẫu thuật, bài thuốc dân gian,… Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ sau để hiểu rõ hơn về các cách điều trị này.

1/ Chữa gai đôi cột sống bằng thuốc tân dược

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh gai đôi cột sống đều sử dụng thuốc tân dược để chữa trị. Với ưu điểm cải thiện bệnh nhanh chóng, các loại thuốc Tây có thể giảm được tình trạng đau đớn, khó chịu do bệnh gây ra.

Hiện tại, một số loại thuốc được áp dụng để điều trị bệnh gai đôi cột sống là thuốc giảm đau theo bậc của WHO, thuốc chống viêm không Corticoid, thuốc giãn cơ, tiêm Corticoid trực tiếp, thuốc ức chế,…

Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh gai đôi cột sống

Mặc dù thuốc Tây có những tác dụng nhanh nhưng nếu tiến hành điều trị kéo dài bằng phương pháp này lại không mang hiệu quả tối ưu. Hầu hết bệnh nhân sẽ phải sống chung với bệnh trong suốt phần đời còn lại, bắt buộc bệnh nhân phải kết hợp giữa việc điều trị cấp tính và điều trị dự phòng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, thuốc chứa nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

2/ Chữa gai đôi cột sống bằng phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng khi bệnh nhân mắc bệnh gai đôi cột sống nhưng tiến hành điều trị bằng thuốc vẫn không khỏi. Bên cạnh đó, nếu người bệnh kèm theo các biến chứng như thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa kéo dài, hoặc có hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh.

Có thể nói, phẫu thuật là niềm hy vọng cuối cùng của những bệnh nhân mắc bệnh gai đôi cột sống ở mức độ nặng. Mặc dù phương pháp này có thể cứu vãn được cuộc sống của bệnh nhân nhưng khi thực hiện, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với một số nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật như hôn mê, mất máu, nhiễm trùng,… Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

3/ Chữa gai đôi cột sống bằng dân gian

Hiện tại rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh gai đôi cột sống tìm về với phương pháp dân gian để điều trị bệnh cho mình. Nếu thuốc Tây ẩn chứa nhiều tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe của người bệnh thì các loại thảo dược dân gian lại khá an toàn, giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát bệnh tốt nhất.

Bên cạnh đó, các nguyên liệu dân gian lại rất dễ tìm kiếm với mức chi phí khá thấp. Người bệnh gai đôi cột sống có thể sử dụng chúng trong khoảng thời gian dài mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách chữa gai đôi cột sống bằng phương pháp dân gian, người bệnh có thể tham khảo thực hiện.

# Cách chữa gai đôi cột sống bằng đu đủ chín

Hàng loạt thông tin trên mạng xã hội chia sẻ về cách chữa bệnh gai đôi cột sống bằng hạt đu đủ chín. Sau khi đọc xong những tin tức này, nhiều người bắt đầu hoài nghi về phương pháp chữa bệnh trên. Không phải ngẫu nhiên mà thông tin trên được chia sẻ ồ ạt trên mạng. Thực tế, cách chữa gai đôi cột sống bằng hạt đu đủ chín là có thật. Hiện tại, rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.

Cụ thể, cô Hoàng Thị Hà (38 tuổi, Mỹ Lợi – Phù Mỹ – Bình Định) đã sử dụng hạt đu đủ chín trong khoảng thời gian dài để điều trị triệu chứng đau nhức lưng do bệnh gai đôi cột sống gây ra. Chia sẻ với chúng tôi, cô cho biết:

“Hạt đủ đủ chín chữa bệnh hay lắm. Tôi thấy nhiều người trong xóm sử dụng nên bắt chước theo. Hôm trước, tôi đi khám thì bác sĩ bảo mắc bệnh gai đôi cột sống và có cho thuốc về dùng. Tuy nhiên, tôi uống hết thuốc mà bệnh vẫn không khỏi. Cuối cùng tôi sử dụng hạt đu đủ chín là làm như mọi người mách bảo thì lưng tôi không còn đau nhức nhiều như trước nữa. Tay không còn bị tê, sáng ngủ dậy tôi cảm thấy thoải mái hơn. Hiện tại, tôi vẫn kiên trì áp dụng theo cách điều trị này.”

Cũng theo cô Hà cho biết, việc điều trị bệnh gai cột sống bằng hạt đu đủ rất đơn giản. Chỉ cần người bệnh kiên trì thực hiện đều đặn sẽ nhanh chóng kiểm soát và khắc phục bệnh hiệu quả. Dưới đây là bài thuốc được cô Hà chia sẻ, bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng cho bản thân mình.

Bước 1:

– Người bệnh lấy 1 ly nhỏ hạt đu đủ chín (cao khoảng 5cm, miệng rộng khoảng 2cm-3cm).
– Bạn chỉ được lấy hạt có màu đen, không được lấy hạt trắng vì hạt trắng không có tác dụng nhiều.

Bước 2:

– Bạn bỏ hạt chín vào miếng vải mùng bóp nhè nhẹ cho dập màng nước.
– Sau đó, bạn hãy bỏ lớp màng đó đi.
– Đồng thời thấm bớt nước nhưng nhớ để hạt hơi ẩm ẩm chứ đừng để hạt quá khô.

Bước 3:

– Tiến hành giã hạt đu đủ cho nát
– Người bệnh hãy nằm úp xuống và đặt 1 miếng vải mùng lên chỗ đốt sống lưng bị gai. (Tốt nhất người bệnh nên chụp X-Quang để biết chính xác mình bị ở đốt sống lưng thứ mấy. Riêng những người không chụp X-Quang, bạn có thể đặt hạt đu đủ ở chỗ bị đau).
– Sau đó, bạn bỏ hạt đu đủ lên trên và lấy một mảnh vải mùng dài cột chặt lại cho khỏi rớt.

Bước 4:

– Người bệnh tiến hành nằm nghỉ trong khoảng 15 phút.
– Sau đó, bạn hãy tiếp tục đắp lớp thứ 2.

Cô Hà cũng lưu ý cho người bệnh sẽ phải thực hiện cách điều trị này trong khoảng 1 tháng và phải đắp hàng ngày mới có tác dụng như mong muốn. Trong quá trình đắp vùng da lưng sẽ có cảm giác ngứa và rứt rứt, rất khó chịu. Nếu theo 1 tháng mà bệnh đã giảm hẳn thì bệnh nhân nên dừng lại còn nếu không người bệnh nên tiếp tục thực hiện trong vài ngày nữa.

→ Lợi ích tuyệt vời của hạt đu đủ chín:

Sở dĩ cô Hà có thể giảm nhanh các triệu chứng của bệnh gai đôi cột sống bằng hạt đu đủ chín vì đây là nguyên liệu có chứa nhiều thành phần điều trị bệnh. Theo các tài liệu mà chúng tôi đã tìm hiểu được, hạt đu đủ chín có tính sát trùng diệt khuẩn cao. Đó là lí do vì sao, hạt đu đủ chín có thể chữa trị được bệnh gai đôi cột sống và giảm được tình trạng viêm loét do mụn nhọt gây ra. Ngoài ra, chúng còn có thể chữa được bệnh viêm dạ dày mãn tính, mỏi gối, tê bì chân tay,… rất tốt.

# Cách chữa gai đôi cột sống bằng bưởi, chanh, ngải cứu

Đây là phương pháp được chị Trần Hoài Thu (28 tuổi – Khánh Hòa, Nha Trang) áp dụng, chị chia sẻ:

“Vốn là nhân viên văn phòng, tôi thường xuyên phải làm việc với máy tính cả ngày và rất ít vận động. Cũng chính vì thế mà tôi thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức vùng lưng. Cứ tưởng chỉ là những triệu chứng đau lưng thông thường nên mua thuốc uống nhưng bệnh có giảm rồi lại đau tiếp. Sau khi tiến hành thăm khám, tôi thực sự sốc khi biết được mình mắc phải bệnh gai đôi cột sống. Về tâm sự với chị bạn cơ quan thì được chị ấy mách cho cách chữa gai đôi cột sống bằng bưởi, chanh và ngải cứu. Hiện tại, bệnh của tôi cũng đã thuyên giảm rất nhiều, tôi không còn khó chịu, đau đớn nhiều như trước nữa.”

Cách chữa trị của chị Hoài Thu cũng khá đơn giản, các bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây.

– Chuẩn bị nguyên liệu:

+ 2 quả bưởi thái ra phơi khô
+ 1kg chanh bỏ hạt phơi khô dưới nắng
+ 200g ngải cứu phơi khô

– Cách thực hiện:

+ Cho tất cả các nguyên liệu trên vào chảo và sao vàng lên.
+ Tiếp đến, bạn cho chúng vào một chiếc bình thủy tinh lớn cùng 2 lít rượu và 2 lạng đường phèn.
+ Sau đó, bạn đậy nắp để trong một tuần cho ngấm.
+ Dùng đũa đảo lên và đậy nắp để thêm khoảng 3 tuần nữa là được.

– Cách dùng:

+ Một tháng sau, bạn lấy nước ra uống.
+ Mỗi lần uống, bạn uống 1 chén nhỏ khoảng 5-10ml
+ Sau khoảng 1 tuần sử dụng thuốc sẽ có tác dụng nhanh chóng. Bạn hãy kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tháng để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

→ Tác dụng của bưởi, chanh, ngải cứu:

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, quả bưởi, chanh và ngải cứu có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, nhất là chữa bệnh gai đôi cột sống.

Cụ thể:

– Quả bưởi có chứa phytochemical giúp ngăn chặn các bệnh liên quan đến xương khớp, làm giảm những cơn đau nhức hiệu quả.
– Ngải cứu có tính ấm, kháng viêm cao. Loại thảo dược này được chứng minh có tác dụng điều trị tình trạng đau nhức, đau buốt các khớp xương cũng như các dây thần kinh.
– Chanh có chứa nhiều vitamin C và tính axit nhẹ. Sử dụng chanh có công dụng giải độc, chống viêm, góp phần điều trị bệnh gai đôi cột sống rất tốt.

# Cách chữa gai đôi cột sống bằng quả khế và trứng gà

Tưởng chừng quả khế và trứng gà chẳng liên quan gì đến nhau nhưng đây là bài thuốc được rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh gai đôi cột sống áp dụng hiện nay. Hầu hết những bệnh nhân thực hiện đã có những phản hồi rất tốt. Trong đó, một số trường hợp, mặc dù bệnh gai đôi cột sống không khỏi nhưng cũng cải thiện được phần nào.

Để đạt được hiệu quả điều trị tối đa, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các bước dưới đây.

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ 1 quả trứng gà
+ 1 quả khế

Cách thực hiện:

+ Đầu tiên, bạn cần đập bỏ trứng gà, giữ lại lòng trắng và bỏ lòng đỏ.
+ Sau đó, bạn dùng quả khế ép lấy nước.
+ Tiếp tục trộn lòng trắng trứng với nước ép khế với nhau.
+ Mỗi ngày, bạn uống khoảng 1 lần và uống liên tục trong vòng 7 ngày, bệnh sẽ được cải thiện.

→ Lưu ý: Những người mắc phải các căn bệnh liên quan đến dạ dày không được áp dụng cách làm này. Khế chua có thể khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày càng tồi tệ hơn nếu bạn uống nước khế trong khoảng thời gian dài.

Người bệnh gai đôi cột sống cần lưu ý những điều sau:

Dù điều trị bệnh gai đôi cột sống bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt, không mấy quan trọng này lại có ý nghĩa rất lớn, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát bệnh hiệu quả. Sau đây là một số vấn đề mà bệnh nhân mắc bệnh gai đôi cột sống nên chú ý.

# Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học, đúng đắn sẽ giúp bệnh nhanh chóng khỏi. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bệnh cần bổ sung cho cơ thể những loại dưỡng chất thiết yếu. Không được ăn các thức ăn quá nhiều dầu mỡ, cay, nóng và các chất kích thích (thuốc lá, rượu, bia,…) bởi chúng càng khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

# Chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý

Hãy tự xây dựng cho bản thân mình một chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi phù hợp. Đồng thời, không được mang vác các vật nặng hoặc thực hiện các hoạt động nặng gây chấn thương ở cột sống. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tiến hành luyện tập một số bộ môn thể thao như bơi lội, tập aerobic, yoga,… Chúng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất tốt.

# Điều chỉnh tư thế sinh hoạt

Điều quan trọng giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi bệnh gai đôi cột sống là tự điều chỉnh tư thế sinh hoạt đúng đắn. Khi mang vác các đồ vật, bạn nên thực hiện đúng tư thế và không được mang các vật dụng quá nặng. Đặc biệt, khi làm việc, người bệnh không được ngồi quá lâu tại một chỗ. Nếu thường xuyên ngồi làm việc trước mà hình máy tính, bạn có thể đi lại để tránh ảnh hưởng đến cột sống.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh gai đôi cột sống. Nếu bạn nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu nào mắc phải căn bệnh này, hãy nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị sớm. Việc làm này có thể giúp bạn phát hiện và chữa bệnh kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra và tiết kiệm được chi phí điều trị.

Dailungcotsong.com

Cách Chữa Bệnh Đau Mỏi Cổ Vai Gáy
Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Đau Thần Kinh Tọa Đúng Cách