Hotline 24H

Cách Chữa Bệnh Đau Mỏi Cổ Vai Gáy

Những cơn đau mỏi cổ vai gáy “ghé thăm” thường xuyên, khiến bạn đứng ngồi không yên, vùng cổ tê cứng, không thể vận động. Với trường hợp này, bạn không thể không áp dụng 9 cách chữa đau mỏi vai gáy cổ dưới đây để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

>>> tham khảo: Điều Trị Đau Vai Bằng Sóng Xung Kích

Nội dung bài viết bao gồm:

  1. Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy cổ
  2. Triệu chứng gây đau mỏi vai gáy cổ
  3. Những tác hại của bệnh đau mỏi vai gáy cổ
  4. 9 cách chữa đau mỏi vai gáy cổ
    4.1/ Hạt gấc ngâm rượu chữa đau vai gáy cổ
    4.2/ Ngải cứu sao vàng với muối chữa đau vai gáy cổ
    4.3/ Chữa đau vai gáy cổ bằng phèn chua, hành khô và cam
    4.4/ Cách chữa đau vai gáy của người Nhật
    4.5/ Các bài tập chữa đau vai gáy tại nhà
    4.6/ Chữa đau vai gáy bằng phương pháp vật lý trị liệu
    4.7/ Chữa đau vai gáy bằng cách chườm nóng, chườm lạnh
    4.8/ Chữa đau vai gáy bằng cách châm cứu, bấm huyệt
    4.9/ Bài thuốc chữa đau mỏi vai gáy từ Đông y
  5. Một số lưu ý cho người bệnh đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy là một bệnh thường gặp ở dân văn phòng, những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, với biểu hiện bệnh đau vai gáy, đau mỏi cổ, lan dần xuống bả vai, tê mỏi cánh tay,… Thực tế, rất nhiều người chủ quan cho rằng đây là một căn bệnh bình thường có thể tự khỏi mà không cần tiến hành điều trị. Chính quan niệm sai lầm này khiến bệnh nhân rất dễ đối diện với những biến chứng nguy hiểm do bệnh đau mỏi vai gáy cổ gây ra.

Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy cổ

Tỉ lệ người mắc bệnh đau mỏi vai gáy ngày càng tăng, khiến cho nhiều người không khỏi lo lắng. Bệnh có thể gặp ở bất kì ai, đặc biệt là giới văn phòng. Các chuyên gia cơ xương khớp chia căn bệnh này thành hai loại: bệnh đau vai gáy cấp tính và mạn tính. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy cổ, người bệnh cần phải biết.

# Bệnh đau vai gáy cấp tính:

Căn bệnh này thường do các nguyên nhân cơ học gây ra. Đây là một trong những lý do gây bệnh thường gặp nhất. Nhóm nguyên nhân cơ học bao gồm: ngồi một chỗ quá lâu, thói quen gối đầu cao khi ngủ, nằm nghiêng, ngồi làm việc trước quạt, điều hòa lâu ngày,… Những yếu tố này có thể làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, khí huyết không được lưu thông, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ, dẫn đến đau mỏi vai gáy hoặc viêm vai gáy do các chấn thương đột ngột gây ra các cơn co cơ bất chợt.

Tuổi tác cao, ngồi lâu tại một chỗ, lao động nặng – Nguyên nhân gây đau vai gáy cổ

# Bệnh đau vai gáy mạn tính:

Bệnh xảy ra có tính chất thường xuyên, các vùng vai gáy gần như lúc nào cũng mỏi. Nguyên nhân chính gây bệnh là do thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, làm hẹp lỗ tiếp hợp, chèn ép các rễ, dây thần kinh cột sống cổ, dẫn đến đau mỏi các vùng vai gáy, cổ, lan xuống bả vai, cánh tay,…

Bên cạnh đó, bệnh đau vai gáy mạn tính còn do nguyên nhân tuổi tác. Từ trung niên, do quá trình lão hóa, hệ mạch máu bị giảm đàn hồi, dẫn đến việc lưu thông máu và oxi trong cơ thể bị suy giảm, thiếu máu ở các cơ, gây ra các cơn đau cơ, đau mỏi phần vai gáy kéo dài.

Ngoài ra, bệnh còn có thể bị trầm trọng hơn khi thời tiết trở lạnh. Nguyên nhân là do khi nhiệt độ giảm, cơ thể yếu có thể bị nhiễm lạnh đột ngột, khí huyết ứ trệ, lượng oxi cung cấp cho máu bị giảm sút. Điều này gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến đau nhức. Đây chính là lý do tại sao khi thời tiết thay đổi, những người mắc các bệnh về cơ xương khớp thường bị đau, khó chịu.

Triệu chứng gây đau mỏi vai gáy cổ

Các biểu hiện của bệnh cổ vai gáy thể hiện khá rõ và có thể nhận biết dễ dàng. Triệu chứng đầu tiên thường gặp là đau cơ vùng cổ vai gáy và phần lưng trên.

+ Đầu tiên, các cơn đau nhức vai gáy chỉ ở mức độ nhẹ, thường xuất hiện vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy, khi lao động nặng hoặc bị nhiễm lạnh, gây hạn chế vận động vùng gáy, cổ, đầu, vùng xương khớp ở cổ bị cứng gây khó khăn hoặc không quay đầu được, có thể gây mỏi tay, tê tay, nặng tay.

+ Các cơn đau nhức có thể tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi; giảm khi nghỉ ngơi.

+ Trong trường hợp các cơn đau kéo dài, có thể kéo xuống bả vai, cánh tay, đau khớp khuỷu tay, cổ tay, gây tê mỏi ở vùng tay bên đau. Có người sẽ kèm theo các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn). Đồng thời có thể xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI,…

Ngoài các triệu chứng đau vai gáy trên, người bệnh còn có thêm triệu chứng tăng cảm giác đến mức chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Những tác hại của bệnh đau mỏi vai gáy cổ

Nhiều người thường chủ quan cho rằng bệnh chỉ gây ra những khó khăn trong sinh hoạt, gây cảm giác mệt mỏi, giảm năng suất công việc nhưng không nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng con người. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, đây là một căn bệnh cần đặc biệt chú ý.

Nếu không được chữa trị tận gốc, đau mỏi vai gáy sẽ gây ra nhiều biến chứng như: thoái hóa đốt sống cổ, dính khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, làm chèn ép các dây thần kinh trong tủy, thậm chí có thể gây liệt khớp, nhồi máu cơ tim, tử vong. Chính vì vậy, việc chữa đau vai gáy dứt điểm là điều cực kỳ quan trọng đối với người bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng mà tìm đến những cách chữa đau vai gáy không phù hợp. Vì như vậy sẽ khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn hay kéo theo những biến chứng đe đọa đến sức khỏe của con người.

9 cách chữa đau mỏi vai gáy cổ

Việc điều trị đau mỏi vai gáy dứt điểm luôn là mong muốn của rất nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh rất khó chữa trị, thậm chí, nếu không sử dụng đúng biện pháp có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, kéo theo các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Trong dân gian, có rất nhiều cách chữa đau mỏi vai gáy như: dùng rượu ngâm hạt gấc, ngải cứu sao với muối, cam, phèn chua và hành khô nướng,… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang lại cảm giác giảm đau tạm thời, không giải quyết được triệu chứng cũng như tác dụng đến nguyên nhân cốt lõi gây đau mỏi vai gáy (do chèn ép dây thần kinh, lão hóa, thay đổi nhiệt độ đột ngột…). Một số cách chữa đau mỏi vai gáy bằng các bài thuốc dân gian, người bệnh có thể áp dụng.

1/ Hạt gấc ngâm rượu chữa đau vai gáy cổ

Theo Đông y, hạt gấc có tính ôn, có vị đắng, được dùng để chữa các chấn thương ở xương khớp, nhất là bệnh đau vai gáy. Bên cạnh đó, trong hạt gấc còn có chứa các thành phần như invedaxa, lipit, protit, xenluloza, tannin,… Chúng có tác dụng giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm bớt tình trạng đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

Cách thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Rượu trắng 45 độ 1 lít
+ 50 hạt gấc

+ Thực hiện:

+ Đầu tiên, bạn đem hạt gấc rửa sạch, để ráo nước.
+ Sau đó, bạn đem nướng hạt gấc cháy xém rồi đập dập bỏ vỏ gấc ở bên ngoài.
+ Tiếp đến bạn giã nát hạt gấc và cho vào một bình thủy tinh rồi đổ rượu xâm xấp với hạt gấc.
+ Bạn chỉ cần ngâm hạt gấc trong khoảng 1 tuần là có thể dùng được.
+ Để đạt hiệu quả điều trị bệnh cao, bạn có thể ngâm hạt gấc càng lâu càng tốt.

+ Cách sử dụng:

+ Bạn dùng rượu gấc rồi xoa bóp vị trí đau, xoa kỹ ở vùng vai gáy.
+ Mỗi ngày bạn có thể xoa bóp khoảng 10 – 15 phút.
+ Với cách điều trị này, trong khoảng một thời gian ngắn, các triệu chứng đau nhức sẽ nhanh chóng biến mất.

2/ Ngải cứu sao vàng với muối chữa đau vai gáy cổ

Ngải cứu là một trong những nguyên liệu được dân gian sử dụng để chữa trị bệnh đau vai gáy. Với đặc tính kháng viêm cao, ngải cứu có khả năng làm lành các tổn thương bên trong khớp. Đặc biệt, nguyên liệu này còn có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp lượng máu lưu thông đến vai gáy dễ dàng hơn và người bệnh cũng cải thiện được tình trạng đau nhức đáng kể.

Cách thực hiện như sau:

+ Đầu tiên, bạn đem lá ngải cứu cho lên bếp sao vàng với một ít muối ăn.
+ Tiếp đến, bạn cho tất cả nguyên liệu này vào túi để chườm nóng lên vùng vai gáy bị đau trong khoảng 15 phút.
+ Thực hiện cách điều trị này đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ giảm nhanh được các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở vai gáy.

3/ Chữa đau vai gáy cổ bằng phèn chua, hành khô và cam

Hiện tại, cách làm này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh đau vai gáy. Nhiều người trong dân gian đã sử dụng và cho phản hồi rất tích cực. Những nguyên liệu này có khả năng làm máu lưu thông dễ dàng hơn, cải thiện được tình trạng đau nhức ở vai gáy.

Denver Neck and Shoulder Pain Treatment

Cách thực hiện như sau:

+ Đầu tiên, bạn lấy một quả cam đem cắt phần đầu.
+ Tiếp đến, bạn cho một ít phèn chua, một củ hành khô vào phần ruột quả.
+ Sau đó, bạn đem quả cam đi nướng.
+ Cuối cùng, bạn cắt và đắp quả cam vào vùng vai gáy bị đau trong khoảng 5 – 10 phút.
+ Thực hiện liên tục cách làm này để giảm nhanh triệu chứng đau nhức vai gáy.

→ Lưu ý: Người bệnh nên kiểm tra độ nóng của qủa cam trước khi chườm chúng lên da. Nếu quả cam quá nóng có thể gây bỏng da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của bạn.

4/ Cách chữa đau vai gáy của người Nhật

Người Nhật chữa đau vai gáy bằng một phương pháp rất đơn giản. Chỉ cần sử dụng một chiếc khăn, người bệnh đau vai gáy đã có thể giảm được triệu chứng co cơ và đau nhức vai gáy hiệu quả. Phương pháp này rất thích hợp với những người xuyên làm việc tại văn phòng. Cách chữa đau vai gáy của người Nhật được thực hiện như sau:

Cách thực hiện như sau:

+ Đầu tiên, người bệnh nằm thẳng trên giường.
+ Tiếp đến, bạn lấy một chiếc khăn tắm nhỏ hoặc đồ dùng bằng vải mềm, gấp cuộn tròn lại và đặt xuống dưới phía dưới bả vai.
+ Khi bạn đặt khăn dưới vai phải, bàn tay trái của bạn sẽ đặt lên vai phải. Trong khi đó, cánh tay phải đưa vuông góc hướng bàn tay lên trên đầu, toàn thân thả lỏng.
+ Bạn hãy giữ tư thế này trong khoảng 10 giây.
+ Toàn bộ phần cơ vai bị co cứng sẽ nhanh chóng được thả lỏng.
+ Với vai trái, bạn cũng làm tương tự như vậy.
+ Hãy thực hiện bài tập này hàng ngày hoặc mỗi khi bạn rảnh rỗi.
+ Tốt nhất, bạn hãy luyện tập bài tập này vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

5/ Các bài tập chữa đau vai gáy tại nhà

Áp dụng các bài tập chữa đau vai gáy tại nhà là phương pháp có được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Đây là những bài tập nhẹ nhàng, người bệnh có thể áp dụng bất cứ lúc nào thuận tiện nhất. Dưới đây là một số bài tập chữa đau vai gáy, người bệnh nên tham khảo.

# Bài tập 1: Bắt chéo chân

– Tác dụng:

+ Hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ và giảm nhức mỏi vùng cổ và gáy
+ Cải thiện tình trạng đau vai gáy, giảm nhức mỏi xương khớp.

Bài tập bắt chéo chân chữa bệnh đau vai gáy cổ

– Cách thực hiện như sau:

+ Đầu tiên, bạn ngồi trên sàn nhà, đồng thời hai chân duỗi thẳng.
+ Sau đó, dùng một tay chống dưới sàn nhà và từ từ xoay người sang một bên.
+ Lúc này, bạn dùng chân bên trái chéo sang chân bên phải.
+ Phần tay còn lại, bạn gác lên đầu gối của chân bắt chéo.
+ Khoảng 3 phút sau, bạn hãy thả lỏng cơ thể quay lại vị trí ban đầu và tiếp tục thực hiện với chân còn lại.
+ Lúc này, phần vai của bạn sẽ căng ra và giảm nhanh triệu chứng đau nhức rất hiệu quả.
+ Thực hiện cách làm này 5 – 6 lần mỗi ngày để cảm nhận hiệu quả của bài tập yoga mang lại.

# Bài tập 2: Rắn hổ mang

– Tác dụng:

+ Giảm đau vai gáy và phần cột sống lưng và cổ.
+ Tạo sự dẻo dai cho xương, ngăn ngừa tình trạng lão hóa khớp.

– Cách thực hiện như sau:

+ Đầu tiên, bạn hãy nằm sấp người xuống sàn, đồng thời duỗi thẳng hai chân.
+ Bên cạnh đó, hãy nâng phần trước ngực lên cao và dùng hai tay nắm lấy hai chân.
+ Lúc này, hai chân bạn từ từ đưa lên cao và mặt nhìn thẳng về phía trước.
+ Bạn chỉ cần giữ nguyên tư thế và tiến hành hít thở thật nhẹ nhàng.
+ Cách làm này sẽ giúp bạn thư giãn cột sống và giảm triệu chứng đau vai gáy.
+ Ở những lần tiếp theo, bạn cũng thực hiện tương tự.
+ Hãy thực hiện động tác này 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh đau vai gáy tốt nhất.

# Bài tập 3: Thư giãn khớp vai

– Tác dụng:

+ Cải thiện tình trạng đau nhức khớp vai, mỏi vai
+ Giúp phần khớp vai thư giãn.
+ Hỗ trợ cho tinh thần của người bệnh, giúp bệnh nhân sảng khoái, thoải mái hơn.

– Cách thực hiện như sau:

+ Đầu tiên, bạn hãy ngồi ở tư thế thả lỏng cơ thể.
+ Sau đó, bạn bắt chéo hai chân về phía trước, đồng thời thẳng phần lưng.
+ Lúc này, hai tay bạn giơ lên cao, sao cho hai bên vai ngang bằng nhau.
+ Hai ngón tay thì đặt lên vùng má và mắt.
+ Bên cạnh đó, bạn hãy để tinh thần được thư giãn và thoải mái nhất.
+ Bạn ngồi khoảng 5 phút. Khi chân đã mỏi, bạn có thể đổi chân với nhau và thực hiện tương tự như động tác vừa rồi đã hướng dẫn ở trên.

Bạn có thể tham khảo thêm các bài tập chữa đau vai gáy trong Video sau đây:

6/ Chữa đau vai gáy bằng phương pháp vật lý trị liệu

Song song với các cách chữa bệnh trên thì vật lý trị liệu là cách giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh đau vai gáy gây ra. Với sự phát triển của ngành y, người bệnh có thể giảm nhanh được các triệu chứng đau cổ vai gáy bằng một số phương pháp như sóng ngắn, siêu âm, điện trị liệu, lazer, kéo dãn cột sống cổ,…

Hiện tại, các phương pháp này được áp dụng rất phổ biến. Để đạt được hiệu quả như mong đợi, người thực hiện phải là bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có đầy đủ chuyên môn và kinh nghiệm. Sau khi áp dụng, lượng máu sẽ lưu thông ở vùng vai gáy tốt hơn. Người bệnh sẽ không còn mỏi cổ, đau nhức ở cổ nữa.

7/ Chữa đau vai gáy bằng cách chườm nóng, chườm lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh là hai phương pháp khác nhau nhưng chúng lại có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau nhức vai gáy trong tức khắc. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái khi thực hiện chúng mỗi ngày. Mặc dù phương pháp này không thể chữa trị bệnh khỏi dứt điểm nhưng nó có thể cải thiện tình trạng bệnh rất hiệu quả.

# Chườm nóng:

– Tác dụng:

+ Tăng cường dinh dưỡng tại chỗ trong các trường hợp vết thương, vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo.
+ Giúp giãn mạch và làm tăng cường tuần hoàn, làm giảm co thắt, giảm đau nhức hiệu quả.

– Cách thực hiện:

+ Đầu tiên, bạn chuẩn bị một nồi nước nóng và chiếc khăn sạch.
+ Sau đó, bạn dùng khăn sạch để thấm nước nóng và chườm lên vùng da bị đau.
+ Thực hiện liên tục cho đến khi triệu chứng đau nhức giảm bớt.

# Chườm lạnh:

– Tác dụng:

+ Làm các mạch máu nhỏ co lại dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại.
+ Giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụ oxi.
+ Giảm tính thấm thành mạch và khả năng xuyên mạch của bạch cầu.
+ Giảm tình trạng phù nề, giảm trương lực cơ, phản ứng viêm và đau cấp cũng giảm đáng kể.
+ Tăng lưu lượng tuần hoàn máu, tăng tầm vận động các khớp ở bệnh nhân co cứng khớp và giảm tình trạng co giật cơ cho người bệnh.

– Thực hiện:

+ Bạn lấy đá viên và cho vào một miếng vải, gói gọn lại.
+ Chườm đá này vào vùng vai bị viêm để giảm đau.
+ Bạn có thể chườm 15 – 20 phút để triệu chứng đau nhức giảm bớt.

→ Lưu ý: Những bệnh nhân đã có các ổ viêm bị mưng mủ, viêm cấp hoặc chấn thương mới đang sung huyết, khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, giãn tĩnh mạch da thì không dùng được phương pháp này.

8/ Chữa đau vai gáy bằng cách châm cứu, bấm huyệt

Từ lâu, phương pháp châm cứu và bấm huyệt đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Không chỉ hỗ trợ chữa trị được bệnh đau vai gáy mà phương pháp này còn có tác dụng hiệu quả cho một số bệnh xương khớp khác. Phương pháp này không chỉ hỗ trợ giảm được tình trạng đau nhức mà còn cải thiện được sự vận động cho người bệnh. Để thực hiện cách chữa trị này thành công, người thực hiện cần phải xác định được đúng các huyệt đạo.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Thông thường, để chữa đau vai gáy, người bệnh sẽ áp dụng đúng 3 phương pháp sau:

+ Dùng ngón tay cái ấn vào đúng 5 huyệt đạo và giữ chúng trong khoảng 15 – 20 giây.
+ Song song với việc bấm huyệt, người bệnh cần phải có sự kết hợp vận động quay cổ đều đặn sang trái phải của bệnh nhân.
+ Người thực hiện tiếp tục theo dõi xem vùng cơ ở huyệt đốc du của bệnh nhân có hiện tượng co cứng hay không. Nếu bệnh nhân có cảm giảm đau thì người thực hiện cần phải giảm bớt lực tác động để cơn đau tan dần và phục hồi bệnh nhanh chóng.

9/ Cách chữa đau mỏi vai gáy từ Đông y

Hiện nay, khá nhiều bệnh nhân đau mỏi vai gáy tìm đến Tây y với mong muốn điều trị bệnh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người bệnh lạm dụng thuốc quá mức có thể gây ra những tác dụng ngoài ý muốn như xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ảnh hưởng tới gan, da,…

Khác với Tây y, Đông y chú trọng đến “nguyên nhân” gây bệnh, các vị thuốc được gia giảm khác nhau để trị đúng căn nguyên của bệnh và cho kết quả dứt điểm. Đồng thời điều hòa cơ thể, bồi bổ ngũ tạng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Đặc biệt, điều trị bệnh bằng Đông y còn không gây tác dụng phụ, không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gan, thận… Vì lẽ đó, ngày càng nhiều bệnh nhân tìm đến biện pháp điều trị đau mỏi vai gáy bằng Đông y.

Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền kết hợp với những tiến bộ của y học hiện đại, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam đã nghiên cứu bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang có tác dụng điều trị bệnh đau mỏi vai gáy.

Thành phần và công dụng của bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang

– Thành phần:

+ Đương quy, Hoàng bá, Ma hoàng, Phòng phong
+ Thương truật, Uy linh tiên, Chi mẫu
+ Khương hoạt, Xích thược, Tang chi, Phòng kỷ, Ngưu tất,…

– Tác dụng:

+ Khu phong, tán hàn, khử đàm thấp, đào thải độc tố, lưu thông khí huyết, hoá ứ.
+ Giãn hệ mạch giúp giảm đau mỏi; Bồi bổ can thận, kiện tỳ, ích khí, dưỡng huyết.
+ Giúp bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng sụn, khớp, tăng độ bền của xương khớp, phòng thoái hóa khớp.

– Ưu điểm của bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang

Bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang là thành tựu qua nhiều năm nghiên cứu của đội ngũ lương y tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Thuốc có một số tác dụng phổ biến như sau:

+ Điều trị dứt điểm, tránh tái phát: Bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang kế thừa tinh hoa Đông y, không chỉ làm giảm dần triệu chứng mà còn giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.
+ Bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng: Với sự góp mặt của các loại thảo dược quý như Đằng sâm, Linh chi, bài thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng. Người bệnh có thể cải thiện sức khỏe ăn tốt, ngủ tốt từ đó cơ thể tự chống lại bệnh mà không tái phát lại.
+ An toàn, không tác dụng phụ: Các vị thảo dược được sử dụng trong bài thuốc đều được có nguồn gốc rõ ràng. Chúng được trồng bởi Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam đảm bảo về chất lượng, an toàn và không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
+ Hiệu quả của bài thuốc này đã được kiểm chứng qua hàng nghìn bệnh nhân, và ngày càng được người dùng, bác sĩ tin tưởng lựa chọn.

Một số lưu ý cho người bệnh đau mỏi vai gáy

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau mỏi vai gáy là chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi không khoa học, hợp lý. Chính vì vậy, để phòng ngừa, điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn nên thay đổi ngay trong lối sống sinh hoạt của mình:

>>> Tìm hiểu sản phẩm : Đai Cố Định Tư Thế

  • Khi ngủ chỉ nên gối đầu cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy, phần trên của vai đặt trên gối để tránh cột sống và các cơ bị kéo dãn.
  • Khi xem ti vi, người bệnh nên tựa lưng vào ghế đệm. Đồng thời vùng cổ tựa vào một điểm phù hợp với đường cong sinh lý của cổ.
  • Không nên ngồi làm việc một chỗ, nhìn máy tính quá lâu dẫn đến các dây thần kinh bị đè chặt, cứng cơ gây đau mỏi vai gáy.
  • Bạn nên duy trì chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý, bổ sung các khoáng chất tốt cho cơ thể như: kali, canxi, vitamin C, B, E…
  • Bạn nên kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu như tắm nước ấm, xoa bóp, châm cứu giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.

Đau mỏi cổ vai gáy không phải là một căn bệnh khó điều trị, bạn chỉ cần sử dụng đúng bài thuốc, kết hợp với lối sống khoa học, lành mạnh sẽ có thể đẩy lùi căn bệnh này.

Dailungcotsong.com

Hội Chứng Đau Đầu Sau Gáy Là Sao ?
Tìm Hiểu 3 Cách Chữa Bệnh Gai Đôi Cột Sống
sex cams