Hotline 24H

Tìm Hiểu Bệnh Gai đốt sống lưng L3 Và Cách Phòng Ngựa Hiệu Quả

Bệnh gai cột sống lưng L3 là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh liệu căn bệnh này có đặc điểm gì khác biệt, tại sao chúng lại có một tên riêng biệt như vậy. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh gai cot song lưng l3 qua bài viết sau đây.

Gai cột sống lưng l3 là gì?

Gai đốt sống lưng L3 là căn bệnh rất phổ biến

Phần cột sống của chúng ta được trải dài từ phần cổ xuống tới xương cụt được cấu tạo từ 33-34 đốt sống. Và để có thể định vị được vị trí của từng đốt sống này nhằm phục vụ trong quá trình nghiên cứu và điều trị bệnh các nhà khoa học đã phân chia phần cột sống của chúng ta thành 4 phần

+ Gồm 7 đốt sống cổ ( từ C1 –C7)
+ Gồm 12 đốt sống ngực ( D1-D12)
+ Gồm 5 đốt sống lưng ( L1-L5)
+ Gồm các đốt xương cụt

Đốt sống L3 chính thuộc phần đốt sống lưng ( từ L1-L5). Chính vì thế bệnh gai cột sống lưng l3 chính là một tên gọi nhằm xác định vị trí xuất hiện các gai cột sống mọc ra, nhằm hỗ trợ cho việc khám và điều trị bệnh của các bác sĩ. Bệnh gai cột sống lưng l3 cũng tương tự như những gai cột sống khác. Chúng cũng xuất hiện những mỏm gai, khi cọ xát vào cơ hoặc các dây thần kinh cũng gây ra hiện tượng đau nhức

Nguyên nhân gây bệnh gai đốt sống lưng L3

Làm việc quá sức là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này

Đốt sống L3 nằm ở vị trí phải chịu nhiều áp lực và thường xuyên vận động chính vì thế mà chúng rất dễ gặp phải những tổn thương và dễ dàng mắc các bệnh như thoái hóa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…Những nguyên nhân khiến chúng ta dễ dàng mắc bệnh gai cột sống lưng L3 có thể kể đến như:

Thói quen làm việc: Ngồi làm việc tại chỗ trong một khoảng thời gian dài và không có thời gian cho đốt sống L3 tái tạo và nghỉ ngơi sẽ khiến chúng bị thoái hóa và gây nên căn bệnh gai cột sống lưng L3

Chế độ dinh dưỡng không tốt: Việc không cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ khiến khả năng tái tạo cấu trúc xương gặp vấn đề( cấu trúc xương thay đổi được xem là nguyên nhân dẫn tới hình thành nên các gai xương)

Lười vận động: Những người lười vận động cũng có tỷ lệ mắc phải căn bệnh gai cột sống lưng l3 cũng rất cao. Cơ thể không vận động sẽ khiến hệ thống xương khớp ngày càng trở nên yếu đi, cơ bắp không được phát triển nhằm hỗ trợ, làm giảm áp lực lên cột sống

Chấn thương: Đối với những người từng bị tai nạn hoặc phần đốt sống L3 bị tổn thương do có một ngoại lực từ bên ngoài tác động vào sẽ khiến cấu trúc xương tại vị trí này bị thay đổi và gây nên căn bệnh gai đốt sống lưng l3.

Triệu chứng gai đốt sống lưng L3

Đau nhức vùng lưng là dấu hiệu của bệnh gai cột sống L3

Do đã xác định được vị trí của đốt sống, chính vì thế mà các bạn có thể dễ dàng biết được liệu phần cột sống L3 của mình có mắc phải các bệnh liên quan đến cột sống hay không

1. Cảm thấy thường xuyên đau nhức ở vùng thắt lưng, sau một thời gian những cơn đau thường không có biểu hiện thuyên giảm, thậm chí khi cử động mạnh chúng càng đau dữ dội hơn
2. Thường xuyên có biểu hiện ngứa hoặc hơi tê tê phần chi dưới. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do các gai xương chèn vào các dây thần kinh tọa
3. Một triệu chứng khác của bệnh gai đốt sống lưng l3 đó là khả năng vận động chi dưới của người bệnh giảm sút một cách đáng kể. Người bệnh đi lại không còn được nhanh nhẹn và thật chân như trước nữa
4. Dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc phải căn bệnh gai cột sống nặng đó là các cơ bắp ở chi phía dưới có biểu hiện bị teo lại mắc dù khối lượng làm việc vẫn như cũ

Cách phòng ngừa gai cột sống L3

Rèn luyện thể thao là cách phòng bệnh tốt nhất

Bệnh gai cột sống L3 ngày càng xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi ( trước đây tỷ lệ người trẻ mắc bệnh gai cột sống thường chiếm tỷ lệ rất ít). Nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể được xác định là do những thay đổi về thói quen sinh hoạt cũng như làm việc của các bạn trẻ. Để phòng ngừa bệnh gai đốt sống lưng L3 các bạn cần chú ý tới một số vấn đề sau.

1. Thay đổi thói quen làm việc: Làm việc với cường độ cao trong một tư thế ngồi hoặc đứng trong nhiều giờ sẽ khiến đốt sống L3 phải chịu rất nhiều áp lực. Các bạn cần có chế độ làm việc phù hợp, nên đứng dậy vận động khoảng 5-10 phút sau mỗi 60-90 phút làm việc.
2. Dinh dưỡng hàng ngày: Công việc bận rộn khiến chúng ta không có thời gian cho các bữa ăn, điều này dẫn tới cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khiến xương khớp bị lão hóa nhanh chóng. Bổ xung các nhóm thực phẩm chứa nhiều canxi tốt cho xương khớp sẽ giúp các bạn phòng ngừa gai đốt sống lưng l3 được tốt hơn
3. Rèn luyện thể thao: Mỗi ngày các bạn nên dành khoảng thời gian 30-60 phút để thực hiện các bài tập nhằm nâng cao độ dẻo dai cho xương khớp và tăng cường sức khỏe của cơ bắp.
4. Nghỉ ngơi hợp lý: Thời gian nghỉ ngơi là lúc cơ thể sẽ tái tạo và sửa chữa những hao mòn trong quá trình làm việc. Điều này sẽ giúp đốt sống lưng L3 có thời gian hồi phục và tái tạo.

Bài viết là những chia sẻ về căn bệnh gai đốt sống lưng L3, hy vọng chúng sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết dành cho các bạn.

Dailungcotsong.com

Hỏi Đáp - Chi Phí Bơm Xi Măng Sinh Học Tạo Hình Đốt Sống Lưng?
BS Việt Đức Hướng Dẫn 2 Động Tác Cổ Và 3 Động Tác Lưng Để Điều Trị Bệnh Cột Sống
sex cams