Hotline 24H

Đau Thần Kinh Tọa Là Gì?

Đau thần kinh tọa gây ra triệu chứng đau nhức, khó chịu. Sớm nắm rõ được những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến kết quả của quá trình điều trị cũng như sử dụng thuốc chữa bệnh, nhất là khi bệnh nhân có thể áp dụng ngay tại nhà.

Đau thần kinh tọa là gì ?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh nối từ phần dưới thắt lưng đến chân (Bắt đầu đi từ L3-L4-L5-S1). Đây là loại dây thần kinh dài nhất của cơ thể, đảm nhận vai trò nuôi dưỡng, chi phối vận động các vùng mà nó đi quá.

Bệnh đau thần kinh tọa hay còn có tên tiếng anh là Sciatica, được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc từ lưng xuống hai chi. Cơn đau có thể đến từ từ hoặc này ập tới bất ngờ sau khi người bệnh mang vác vật nặng. Thông thường, triệu chứng đau chỉ xảy ra ở một bên thân, tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt, triệu chứng này đôi lúc còn có thể gây đau ở cả hai bên.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa xuất phát từ những tổn thương ở đĩa đệm, gãy xương, nhiễm trùng xương, viêm khớp hoặc thoái hóa. Các tác động này khiến dây thần kinh bị chèn ép hoặc kích thích gây ra các cơn đau từ lưng xuống hông, lan ra hai chi dưới, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh.

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không, có chữa được không ?

Theo thống kê, bệnh xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi từ 30-60, tỷ lệ nam giới mắc cao gấp 3 lần so với nữ giới.

Cơn đau do bệnh lý thần kinh tọa hình thành có thể giảm dần và biến mất trong vòng từ 4-6 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, đau thần kinh tọa có thể kéo dài và gây biến chứng nặng nề hơn. Trong trường hợp cơn đau liên quan đến khả năng kiểm soát đường ruột và bàng quang kém, người bệnh thậm chí phải dùng biện pháp phẫu thuật mới có thể thuyên giảm.

Biến chứng của đau thần kinh tọa nặng hay nhẹ tùy vào khoảng thời gian bị bệnh. Nhẹ có thể gây đau dọc đường đi của dây thần kinh, hạn chế vận động hay gây rối loạn cảm giác. Nặng hơn, người bệnh có thể bị cong vẹo, biến dạng cột sống, teo cơ, thậm chí là bại liệt vĩnh viễn.

Tuy đau thần kinh tọa là một căn bệnh có diễn biến khó lường. Tuy nhiên, nếu người bệnh kiên trì điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ thì vẫn có thể khỏi được. Các chuyên gia cũng cho biết rằng, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi bệnh càng để lâu sẽ càng nặng, gây ra khó khăn trong việc lựa chọn biện pháp điều trị.

Chẩn đoán đau thần kinh tọa

+ Chọc dò dịch não tủy: Khi dễ thần kinh bị tổn thương gây nên đau dây thần kinh tọa, thắt lưng, cùng với đó hàm lượng protein trong não tủy thường có dấu hiệu tăng nhẹ. Bởi vậy để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào sự biến đổi protein và tế bào.
+ Chụp xquang: Phương pháp chụp x quang dùng để chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa có tác dụng loại trừ nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp phim thẳng, đĩa đệm sẽ hẹp hơn về phía bên lành. Ngược lại, đĩa đệm hở về phía sau nếu phim nghiêng.
+ Chụp cắt lớp STcan: Phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa này có ý nghĩa giúp xác định rõ loại tổn thương cũng như định vị được điểm thoát vị gây ra đau.
+ Điện cơ đồ: Có tác dụng phát hiện và đánh giá tổn thương do đau thần kinh tọa gây ra cho rễ thần kinh.

Phân loại đau dây thần kinh tọa

Theo các chuên gia y tế đầu nghành, hiện thường dây thần kinh tọa bị đau được chia ra làm 3 loại chính như sau:

+ Đau thần kinh tọa thông thường: Trường hợp này thường gây tổn thương ở dây thần kinh chi dưới. Tùy vào vị trí của rễ thần kinh tổn thương mà cơn đau có thể xuất hiện ở mặt ngoài, mặt trong, hoặc mặt trước của đùi.
+ Đau khớp: Đây là trường hợp cơn đau tập trung ở khớp, cụ thể là khớp háng và khớp cùng chậu.
+ Viêm cơ đáy chậu: Viêm cơ đáy chậu là một dạng của đau thần kinh tọa. Cơn đau sẽ xuất phát từ lưng lan xuống đùi, khi duỗi chân sẽ có cảm giác đau. Bởi vậy, người bệnh thường có xu hướng co chân lại để tránh tổn thương.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Tùy vào nguyên nhân cũng như vị trí dây thần kinh bị tổn thương mà bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, khi sự chèn ép của dây thần kinh tọa đủ lớn, hầu hết bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu sau:

+ Đau: Cơn đau thần kinh tọa chỉ xuất hiện ở một bên, xuất phát từ thắt lưng xuống mông, đùi và lan xuống hai chi dưới gây đau ở cẳng chân, gót và lòng bàn chân. Triệu chứng đau có thể không được dự báo trước, khi thì âm ỉ, khi thì dữ dội. Tần suất và mức độ đau tăng dần từ nhẹ đến không chịu được.
+ Triệu chứng cận lâm sàng: Cơn đau có thể xuất hiện khi người bệnh nâng chân lúc nằm ngửa, dạng chân,…
+ Vận động bị hạn chế: Khi bị đau thần kinh tọa, các cử động như gập, cúi người đều trở lên vùng cùng khó khăn. Thông thường người bệnh phải gắng sức mới làm việc, đi lại được. Trường hợp bị tổn thương ở vị trí L5, S1 thì có thể người bệnh sẽ không chạm gót được khi đi.
+ Cứng lưng: Dấu hiệu cứng lưng thường xuất hiện sau mỗi buổi sáng thức dậy. Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa sẽ có cảm giác cơ cứng phía vùng lưng dưới, phải mất vài phút thì mới có thể ổn định được. Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, hiện tượng này càng dễ xuất hiện hơn.
+ Tê bì: Tê bì chân là triệu chứng điển hình của bệnh đau dây thần kinh tọa. Đi kèm với dấu hiệu này là cảm giác đau buốt dọc theo dây thần kinh hông. Đôi lúc người bệnh sẽ có cảm giác như bị kiến cắn, kim châm ở vùng mông.
+ Đau khi đại tiện: Trường hợp rễ thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép sẽ gây đau hạ bộ, khiến người bệnh đau thần kinh tọa cảm thấy đau buốt, khó chịu khi đại tiện.
+ Cột sống biến dạng: Đây là tình trạng đường cong sinh lý bị biến dạng, cột sống vẹo về bên chân đau, phần mông cũng bị xệ xuống một bên.
+ Rối loạn thần kinh thực vật: Người bệnh khi mắc đau thần kinh tọa, ở bên phần chân đau thường bị mất các loại phản xạ như dựng lông, vận mạch, bài tiết mồ hôi,…
+ Teo cơ: Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của rễ thần kinh mà biến chứng của các cơn đau có thể gây teo cơ bắp chân hoặc teo cơ mác. Ở mức nguy hiểm này, nếu bệnh nhân không kịp thời can thiệp thì nguy cơ bại liệt là không thể tránh khỏi.

Nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa

+ Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau dây thần kinh tọa. Khi khối nhân nhầy trong bao xơ đĩa đệm bị thoát ra ngoài sẽ xâm nhập vào vết nứt của vòng sợi và chèn ép lên các rễ thần kinh S1, L5 gây ra các cơn đau ở dây thần kinh hông to.
+ Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở vùng cổ, ngực và lưng. Tuy nhiên, chỉ có thoái hóa cột sống thắt lưng mới có thể gây ra đau thần kinh tọa. Khi tái cấu trúc cột sống theo chiều hướng xấu cùng hiện tượng mọc gai xương sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thần kinh hông to.
+ Trượt đốt sống: Khi đốt sống bị trượt ra khỏi vị trí sẽ gây hàng loạt các tổn thương ở rễ thần kinh, gây hẹp ống sống, thậm chí có thể biến chứng thành hội chứng chùm đuôi ngựa.
+ Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa chấn thương: Những chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, ngã,… tại vùng lưng nếu không được xử lý đúng có thể để lại những di chứng sau này, gây tác động tiêu cực lên dây thần kinh tọa.
+ Nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa do viêm cột sống dính khớp: Thông thường, đốt sống được phân tách với nhau bởi đĩa đệm. Tuy nhiên, khi lớp đĩa đệm này bị xẹp xuống hoặc biến dạng, các đốt sống sẽ bị dính nối liền lại với nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dây chằng, trong đó có dây thần kinh tọa.
+ Viêm cột sống: Sự tổn thương tại cột sống có thể gây ra gai cột sống trong, thoái hóa, thoát vị,… đó có viêm cột sống có thể gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh, từ đó bệnh đau dây thần kinh tọa có cơ hội vùng phát.
+ Các nguyên nhân khác: Khối u, nhiễm trùng cột sống, viêm màng vùng thắt lưng, phì đại diện khớp …

Cách phòng tránh đau thần kinh tọa

Để phòng tránh các cơn đau ở dây thần kinh tọa, chúng ta cần tránh những hoạt động khiến rễ thần kinh và đĩa đệm cột sống xung đột nhau. Đây cũng là cách giúp bạn tránh xa các bệnh liên quan đến cột sống:

+ Trong sinh hoạt: Người bệnh nên thay đổi ngay những thói quen xấu gây ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình điều trị như chơi thể thao quá sức, sinh hoạt không điều độ, chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, thường xuyên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích,… Người bệnh đau thần kinh tọa nên bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm có chứa các dưỡng chất như vitamin, canxi, omega 3,…

+ Trong lao động: Để hạn chế những tổn thương xấu, người bệnh nên cố gắng giữ lưng ở tư thế thẳng, không gập người, vặn mình quá lâu. Nhất là nhân viên khối văn phòng, khi ngồi làm việc phải giữ lưng thẳng, không gù lưng, cứ mỗi tiếng làm việc nên dành ra 5 phút để đi lại, vận động nhẹ nhàng.

+ Trong tập luyện: Khi bị đau thần kinh tọa, bệnh nhân nên thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe bản thân cũng như tăng cường sự dẻo dai của hệ xương khớp là yếu tố vô cùng quan trọng trong tiến trình điều trị bệnh.

+ Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh. Nếu có bất kỳ những triệu chứng như trên, người bệnh không được chủ quan mà cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị ngay, tránh biến chứng sau này gây mất thời gian và chi phí.

Thuốc chữa thần kinh tọa từ Tây Y

+ Thuống kháng viêm không steroid: Meloxicam, Etoricoxib, Diclofenac, Celecoxib,…
+ Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirine là hai loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trong trường hợp này, chỉ sau vài giờ là đã có tác dụng.
+ Thuốc giãn cơ: Loại thuốc này được sử dụng cho những bệnh nhân gặp triệu chứng cơ, cứng khớp. Bao gồm Eperisone, Myolastan,…

Thuốc trị đau thần kinh tọa từ Đông Y

+ Bài thuốc Nam: Trong đông y, có rất nhiều cây thuốc có tác dụng điều trị căn bệnh quái ác này, đơn cử có thể kể đến như lá lốt, gừng, xương rồng,… Đây là phương pháp điều trị rẻ tiền mà mang lại kết quả khá cao nếu bệnh nhân áp dụng đúng liều lượng cũng như là tiến trình điều trị.

Giới thiệu thêm một số phương pháp khác

+ Phẫu thuật: Thông thường biện pháp phẫu thuật trị đau thần kinh tọa rất ít được chỉ định để điều trị. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa ở thể nặng thì bắt buộc phải can thiệp tiểu phẫu mới có thể điều trị dứt điểm.
+ Vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu giúp đẩy lùi cơn đau được sử dụng phổ biến như châm cứu, giác hơi, bấm huyệt, xoa bóp,…

Các thống kê và nghiên cứu về bệnh đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, nếu như trước đây bệnh chỉ có thể xuất hiện ở những người trên 50 thì giờ đây những người trẻ cũng đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Theo thống kê WHO, ở Mỹ có tới 80% người ở độ tuổi 50 bị đau thần kinh tọa, ở Pháp tỷ lệ này chiếm 28%. Cũng theo nghiên cứu này cho biết, tỷ lệ nam giới mắc bệnh gấp 1,5 lần so với nữ giới.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh cũng không nhỉ, chiếm 10,41% các bệnh lý về xương khớp.

Dailungcotsong.com

Những Cách Chữa Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng
Các Cấp Độ Của Thoát Vị Đĩa Đệm
sex cams