Hotline 24H

Khuyết Eo Cột Sống Là Gì ?

Khuyết eo cột sống (Spondylolysis) là một tình trạng thiếu một đoạn xương nối đốt sống cuối cùng và đốt sống cùng cụt của cột sống chúng ta. Với tình trạng khuyết eo đốt sống, phần eo thiếu hụt có thể bị ở một bên của cột sống hoặc cả hai bên. Tầng đốt sống hay bị nhất thường là tầng L5-S1, ít gặp hơn là tầng L4-L5 và hiếm gặp ở các tầng phía trên. Khuyết eo cột sống là một bệnh nguy hiểm và là nguyên nhân gây ra các bệnh như trượt cột sống, vỡ đĩa đệm gây ra đuôi ngựa, đau thần kinh toạ

Chẩn đoán

Bất cứ khi nào ở một vận động viên (đặc biệt vận động viên trẻ 10-15 tuổi) từng bị đau thắt lưng thấp và có tiền sử chấn thương, khuyết eo đốt sống phải được nghĩ đến. Bác sĩ sẽ khám và đánh giá bằng các nghiệm pháp kiểm tra để tạo lại cảm giác đau của bệnh nhân (nghiệm pháp Michelis).

Khi nghi ngờ khuyết eo để chẩn đoán xác định người bệnh cần chụp phim x-quang thẳng, phía bên và phim chếch. Cuối cùng, để chẩn đoán khuyết eo thể hoạt động hay không hoạt động thì phim chụp xạ hình xương hoặc MRI là cần thiết.

Hình ảnh cộng hưởng từ các đĩa đệm tín hiệu còn tốt

Hình ảnh X quang cho thấy dấu hiệu khuyết eo đốt sống (mũi tên trắng)

Đối tượng nào mắc phải bệnh khuyết eo cột sống?

Bệnh lý này là một bệnh rất hiếm gặp đa số người mắc bệnh này do chấn động mạnh lên phần đốt sống cùng cụt dẫn đến gãy eo cột sống. Một số nhỏ là bẩm sinh bị thiếu mất eo cột sống. Những người bị bẩm sinh thường dễ dàng mắc các bệnh về cột sống từ rất sớm. Chỉ cần co thể chịu áp lực nhỏ cũng có thể gây ra trượt cột sống và bệnh đuôi ngựa.

Dấu hiệu của bệnh khuyết eo cột sống?

Dấu hiệu của bệnh thường giống như các bệnh lý về cột sống nhưng chúng ta dễ nhận ra vì bệnh này chỉ xuất hiện ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi. Ở độ tuổi này, thì ít gặp các bệnh về cột sống trừ những trường hợp bẩm sinh. Trẻ thường đau thắt lưng dưới khi chuyển động đi, chạy, đùa giỡn. Vì là bệnh xuất hiện ở trẻ em nên cha mẹ thường rất ít để ý đến và chỉ nghĩ là do trẻ đùa giỡn, té ngã mà ra. Chỉ khi bệnh tiến triển qua các bệnh lý khác lúc đó cha mẹ mới phát hiện và đưa trẻ đi điều trị.

Đối với trẻ cha mẹ cần hết sức chú ý, những biểu hiện dù là rất nhỏ đó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý thường hoặc những bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ, tinh thần, hình thể của trẻ em.

Điều trị bệnh khuyết eo cột sống thế nào?

Đối với những người khuyết eo cột sống do bị tác động mạnh từ ngoại lực, việc điều trị bằng cách sử dụng đai cố định cột sống để cố định lại vùng bị gãy và sử dụng một số thuốc từ thảo dược thiên nhiên giúp cho các xương tự hồi phục và tránh các chuyển động như chạy, hoặc khiên vác đồ nặng.

Khi phát hiện eo cột sống bị tổn thương chúng ta cần nghỉ ngơi nằm và sử dụng đai cố định cột sống để điều trị. Tránh lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để điều trị. Phát hiện bệnh sớm và điều trị là cách tốt nhất ngăn ngừa chuyển biến của bệnh qua các bệnh lý các gây nguy hiểm và tổn hại sức khoẻ của chúng ta.

Đối với những trường hợp bị bẩm sinh hoặc bị bị nặng thì phương pháp phẩu thuật được các bác sỹ sử dụng. Tuỳ vào các trường hợp mà bác sỹ sẽ sử dụng các phương pháp phẩu thuật khác nhau. Đối với bệnh nhân bị mắc bệnh bẩm sinh, việc cấy ghép đốt cột sống nhân tạo sẽ được tiến hành để bù vào chỗ khuyết eo cột sống đó. Cách cấy ghép này tuỳ vào cơ địa mỗi người, có người cơ địa không hợp với các eo nhân tạo này. Cơ thể sẽ tự đào thải gây nhiễm trùng, và buộc các bác sỹ phải phẩu thuật lại để thay thế mẫu cấy ghép khác.

Đối với những người bệnh nặng và đã có dấu hiệu chuyển biến qua các bệnh khác thì việc phẩu thuật sẽ chia làm nhiều đợt. Đợt một là loại bỏ và phục hồi lại vị trí cũng như các đĩa đệm. Đợt hai là cấy ghép để nối lại các eo cột sống, dùng các loại thuốc giúp xương nhanh chóng liền lại. Phương pháp điều trị đối với những người bệnh nặng rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì vậy nên việc hợp tác với bác sỹ và làm theo các hướng dẫn của bác sỹ là điều cần thiết. Sau khi phẩu thuật chúng ta phải sử dụng đai cố định cột sống giúp chúng ta cố định lại cột sống giúp cho cột sống ở đúng vị trí, không bị trượt gây vỡ đĩa đệm hay tổn thương dây thần kinh toạ, khi dây thần kinh toạ bị tổn thương sẽ dễ gây ra tàn phế và liệt.

TS.BS. Nguyễn Hoàng Long

Những Nguyên Nhân Gây Đau Lưng Về Đêm
Chỉ Định Phẫu Thuật Cho Người Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm
sex cams