Bệnh Gai Cột Sống Không Nên Chủ Quan
Gai cột sống là hậu quả của những bệnh lý ở vùng cột sống. Bệnh thường gây đau nhức làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, giảm khả năng lao động, khi bệnh nặng có thể khiến người bệnh đại tiện không tự chủ, bị liệt và tàn phế.
Mắc bệnh vì chủ quan!
Theo khảo sát, có tới hơn 80% người bệnh bị viêm khớp nói chung trong đó bao gồm cả gai cột sống, vôi hóa đốt sống chỉ đi khám hoặc điều trị khi bệnh đã chuyển nặng.
Nếu như ở giai đoạn sớm của bệnh gai cột sống, đa số các trường hợp bệnh nhân chỉ cảm thấy đau ở vùng thắt lưng, thì khi chuyển sang giai đoạn muộn, cơn đau dần lan xuống mông, chân. Các cơn đau có thể lan lên vùng cổ, vai rồi lại lan xuống vùng cánh tay.
Các bác sỹ chuyên khoa xương khớp đều khuyến cáo: Nếu chủ quan không điều trị, gai cột sống có thể chèn lên dây thần kinh, bệnh nhân có thể bị rối loạn chức năng đại, tiểu tiện, biến chứng vẹo, gù cột sống và nếu có chèn ép rễ dây thần kinh cột sống kéo dài sẽ gây yếu cơ, teo cơ ở tay hoặc chân, thậm chí có nguy cơ bị tàn phế.
Vì sao cột sống “mọc gai”?
Gai cột sống được hình thành do sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp.
Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Ví dụ những người làm nghề khuân vác nặng, người thừa cân. Đó cũng có thể do sự “già hóa”. Khi đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai cũng vì thế mà mọc ra.
Trong trường hợp gai nhỏ và mọc ở mặt trước hoặc mặt bên của thân đốt sống, bệnh thường không có triệu chứng. Nếu gai to hoặc gai mọc ở sau thân đốt sống thì có thể chèn ép dây thần kinh và gây đau đớn.
Có thể “trị” được gai cột sống?
Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai. Trong đó, điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc.
Ngoài ra, gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác. Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại. Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật.
Theo PGS. TS Lê Lương Đống cho biết: “Trong trường hợp đau cấp, có thể sử dụng thuốc Tây để giảm đau trong 3-5 ngày. Còn về lâu dài, bệnh nhân nên điều trị theo YHCT để hồi phục”.
Có thể dùng cao rắn hổ mang để bổ sung các acid amin thiết yếu giúp tăng cường chức năng bảo vệ, nuôi dưỡng dây chằng, giảm chèn ép dây thần kinh, giảm đau.
Theo cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Giáo sư Đỗ Tất Lợi có viết: “Cao rắn hổ mang có tính mát, có tác dụng khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc thường được dùng để chữa chứng kinh phong, thấp khớp”.
Đồng thời có thể kết hợp Cao rắn hổ mang (giàu proteoglycan) với Glucosamin và Collagen typ 2 để tăng tái tạo, phục hồi sụn khớp đã hư; hay với cao xương dê, Độc Hoạt, Tang ký sinh… sẽ càng tăng thêm tính hiệu quả của cao rắn.
Cao rắn hổ mang – Vị thuốc quý dùng cho bệnh gai cột sống
Cuối cùng, khi cột sống bị đau, cần nghỉ ngơi 10 -15 ngày, không làm việc nặng, hạn chế đi lại, nằm ngửa gối thấp, không nằm võng, ghế bố, nệm mềm; ngửa cổ hoặc kéo cổ; kéo dãn cột sống thắt lưng. Khi đỡ đau có thể tập thể dục, thể thao nhẹ: như tập thể dục tại chỗ, bơi, đi bộ.