Hotline 24H

Những Triệu Chứng Của Chứng Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp đang ngày càng phổ biến hiện nay. Cuộc sống áp lực, ít vận động khiến cho cơ thể và hệ thống xương khớp dễ suy yếu và gặp nhiều bệnh lý. Bên cạnh thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng cũng là tình trạng thoát vị tương đối phổ biến. Đâu là những triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp phải? Nhận diện chúng ra sao ?

>>> đọc thêm: Đối Tượng Nào Hay Bị Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm / Bệnh Thoát Vị Nội Xốp Đĩa Đệm

Một số vấn đề về thoát vị đĩa đệm

Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng giai đoạn nhẹ rất giống với tình trạng đau mỏi thông thường. Do đó nhiều bệnh nhân chủ quan và không chủ động phát hiện bệnh sớm. Điều này khiến cho tình trạng bệnh dễ diễn tiến nặng hơn.

Thoát vị đĩa đệm tập trung nhiều nhất ở các đốt sống lưng L4 – L5 và L5 – S1. Trong đó khu vực đốt sống thắt lưng L4 L5 chiếm đến 9/10 các ca mắc thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp một số vấn đề như:

  • Tình trạng đau lưng thường xảy ra. Nhất là khi đứng, ngồi, vận động.
  • Các cơ thắt lưng có cảm giác căng. Vùng thắt lưng nhanh mỏi, dễ bị chuột rút.
  • Cảm giác đau thường lan nhanh xuống chân.
  • Bàn chân và chân có cảm giác ngứa ran, khó chịu.
  • Khi di chuyển, vận động có cảm giác tê yếu chân và bàn chân.
  • Các bắp thịt ở chân và cánh tay yếu đi.
  • Một số trường hợp có dấu hiệu khó kiểm soát cơ co thắt bàng quang, thường hay rỉ nước tiểu không kiểm soát được.

Những dấu hiệu trên có thể báo trước cho bạn tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi có những dấu hiệu trên, bạn nên thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được can thiệp sớm nếu mắc phải thoái vị đĩa đệm.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm bằng cách nào ?

Để phòng bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Về sinh hoạt:

Rèn luyện thể dục, thể thao đều đặn. Khởi động thường xuyên trước khi tập thể dục.

Có thể áp dụng các bài tập củng cố cho cơ thân, cơ bụng…

Ăn uống hợp lí, không để thừa cân béo phì. Khi cơ thể thừa cân sẽ gây ra áp lực lên đĩa đệm cũng như hệ thống xương khớp.

2. Về tư thế làm việc

Khi làm việc cần lưu ý giữ đầu thẳng. Vai hướng ra sau, mắt nhìn thẳng.

Đối với các vật nặng cần mang vác, không cúi người xuống nâng lên vì sẽ bắt cột sống chịu một lực mạnh. Tư thế đúng nên ngồi xổm gập gối, dùng lực đầu gối làm điểm tựa để nâng vật nặng lên.

3. Về tư thế đứng, ngồi

Khi phải đứng lâu, nên chuẩn bị 1 ghế nhựa. Đổi chân từng bên khoảng từ 6-10 phút/ lần và đặt lên ghế nhựa. Điều này giúp các cơ khỏi căng cứng.

Người thường xuyên ngồi lâu cần có thời gian nghỉ xen giữa để các cơ được giãn ra. Có thể dùng ghế xoay để ngồi giúp tránh xoắn vặn cuộc sống.

Một số lưu ý khác

  • Nếu là cặp, túi xách nên chọn loại có tay cầm hoặc đeo lên 2 vai.
  • Đối với các vật nặng cần di chuyển kéo đẩy theo phương ngang luôn ưu tiên động tác đẩy.
  • Nên hạn chế đi giày cao gót. Mang dép mềm để tránh những tác động tới gót chân cũng như lưng.

Hiểu rõ các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng giúp bạn chủ động đối phó cũng như phòng tránh tốt hơn căn bệnh này. Áp dụng tốt các lưu ý phòng ngừa bệnh giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe bản thân cũng như những người thân.

Dailungcotsong.com

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Đau Xương Cụt Ở Mông
Bệnh Thoát Vị Nội Xốp Đĩa Đệm
sex cams