Bệnh Gai Cột Sống Do Đâu?
Gai cột sống là căn bệnh mà chỉ cần nghe đến cái tên thôi cũng đủ khiến cho nhiều người rùng mình. Bởi không những gây đau nhức, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Mặt khác, biến chứng của bệnh gai cột sống còn gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Bởi vậy nên chúng ta cần phải hiểu rõ hơn một cách đúng đắn và các thông tin của bệnh gai cột sống.
- Tìm Hiểu Bệnh Gai đốt sống lưng L3 Và Cách Phòng Ngựa Hiệu Quả
- Tìm Hiểu Bệnh Gai Cột Sống Cổ
- Tìm Hiểu 3 Cách Chữa Bệnh Gai Đôi Cột Sống
- Phẫu Thuật Có Phải Là Cách Tốt Nhất Chữa Vôi Hóa Cột Sống?
- Phân Biệt Thoát Vị Đĩa Đệm Với Gai Cột Sống
- Nguyên nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Điều Trị Bệnh Gai Cột Sống
- Người Bệnh Gai Cột Sống Có Nên Ăn Thức Ăn Giàu Canxi?
- Gai Xương Biểu Hiện Của Sự Thoái Hóa Cột Sống
- Gai Đôi Cột Sống Hay Còn Gọi Là Chứng Nứt Đốt Sống
- Gai Cột Sống Hay Bệnh Vôi Hóa Cột Sống Nên Ăn Gì?
Bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống chính là căn bệnh thoái hóa cột sống mà ra, gai cột sống được hình thành bởi gai xương phát triển ở trên thân đốt sống, các dây chằng quanh khớp và đĩa sụn.
Gai xương là các điểm lồi nhô ra ở các khớp xương hoặc các mỏm xương, khi bề mặt của khớp bị tổn thương. Gai thường mọc ở mặt trước và mặt bên của cột sống, bệnh được chia thành gai cột sống lưng và gai cột sống cổ tùy thuộc vào chúng xuất hiện ở vị trí cột sống lưng hay cột sống cổ.
Tỉ lệ mắc phải bệnh gai cột sống thường tăng theo độ tuổi, đặc biệt là những người trung niên từ độ tuổi 40 trở lên, bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. Những người già, người lao động nặng quá sức, dân văn phòng hay ở phụ nữ mãn kinh. Đa số những người độ tuổi 60 trở lên đều có gai xương này mà không biết, mà chỉ tình cờ khi đi khám bệnh mà phát hiện ra trong lúc chụp X-quang.
Triệu chứng nhận biết bệnh gai cột sống
Phần lớn, những người bệnh bị gai cột sống đều không có triệu chứng rõ ràng. Tuy vậy, khi gai cột sống cọ sát với xương hoặc dây chằng, rễ dây thần kinh thường bị đau, hay gặp nhất là đau vai, đau thắt lưng, chân tay tê bì.
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh gai cột sống lưng như:
- Đau cột sống lưng hoặc ở cổ, đặc biệt lúc đi đứng.
- Nếu bị gai cột sống lưng thì sẽ thấy đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và xung quanh, sau đó lan dần xuống hông và đau dọc xuống hai chân. Nếu bị gai cột sống cổ thì thường sẽ đau ở vùng cổ, sau đó đau kéo lên đỉnh đầu gây đau nửa đầu, buồn nôn, chóng mặt, nặng hơn nữa thì lan xuống vai gây tê bì hai tay.
- Thường bị mất cảm giác hoặc cảm giác bất thường ở phần cột sống bị gai.
- Đau tăng lên khi vận động hoặc đi đứng nhiều và được giảm đi khi cơ thể nghỉ ngơi.
- Mất cân bằng cơ thể
- Suy yếu cơ bắp, đặc biệt là cơ bắp ở chân và tay, bởi các dây thần kinh bị chèn ép.
- Khi ống tủy bị chèn ép trở nên quá hẹp, người bệnh sẽ bị mất kiểm soát đại tiểu tiện.
Gai cột sống nguyên nhân do đâu
Bệnh gai cột sống do đĩa đệm ở giữa hai đốt sống bị thoái hóa. Do sự ảnh hưởng bởi tuổi tác, áp lực từ mạnh trong việc vận động, các bao xơ ở đĩa đệm bị mất nước, nứt ra và xẹp đi. Do đó các đốt sống liền kề nhau sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau gây ra bị ăn mòn dần bởi ma sát. Từ đó sẽ hình thành các gai xương, gây đau đớn và cản trở hoạt động của các khớp.
Những nguyên nhân chính gây ra sự hình thành gai cột sống sau đây:
- Viêm gân hoặc viêm xương khớp: khi bị viêm lâu ngày sẽ dẫn đến việc phần sụn đốt sống sẽ bị hao mòn, làm cho bề mặt sụn bị thô ráp, xù xì, khi hai bề mặt xương tiếp xúc với nhau sẽ cọ xát với nhau. Hiện tượng này dẫn đến gây kích thích sự tái tạo tế bào dẫn đến thừa xương, gai mọc ra.
- Gai cột sống do canxi lắng đọng ở dây chằng, gân tiếp xúc trực tiếp với các đốt sống: trường hợp này hay gặp ở thoái hóa cột sống và những người lớn tuổi. Khi sụn bị thoái hóa và xẹp đi, các dây chằng sẽ chùng giãn. Từ đó cơ thể sẽ phản ứng và kích thích dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống. Lâu dần canxi bị tụ lại ở dây chằng tạo ra gai xương.
- Chấn thương: gai xương cũng có thể là do việc tế bào xương tự tái tạo khi liên tục bị chấn thương như do tai nạn, sức ép, cọ xát…