Hotline 24H

Cấu Tạo Cột Sống

Trên cơ thể người thì cột sống được xem là phần trụ cột nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Các xương trên cột sống phối hợp với dây chằng và đĩa đệm để bảo vệ tủy sống. Cột sống cũng là nơi gặp nhiều trục trặc trong đó căn bệnh mà nó dễ mắc phải nhất đó là bệnh thoái hóa cột sống.

cấu tạo cột sống

Cột sống là nhiều đốt xương nối liền nhau, kéo dài, uốn hơi cong nhẹ từ xương chẩm đến xương cụt, là xương rường cột của cơ thể. Cột sống bao bọc và bảo vệ tủy sống, hệ thần kinh tự chủ và chỉ huy mọi chức năng chức phận hoạt động, chuyển hoá, tuần hoàn, bài tiết .

Cột sống là trung tâm của hệ xương, làm cột trụ, quyết định sự sống và sự vận động, của mọi động vật có xương sống .

Cấu tạo của cột sống

1. Cột sống và tên gọi :

Cột sống do 33 đốt sống hợp thành, chia ra :

– 7 đốt sống cổ : C1 đến C7 ( C: Cervicalis )

– 12 đốt sống lưng D1 – D12 ( D : Dozsalis )

– 5 đốt sống thắt lưng :L1 – L5 ( L :Lombalis )

– 5 đốt sống hông S1 – S5 ( S : Sacrilis )

– 4 đốt sống cụt : Cụt đuôi Coccyx .. Các đốt xương hông dung hợp lại thành một liên tảng lớn, các đốt xương cụt cũng dung hợp lại thành một liên tảng nhỏ. Giữa các đốt sống đều có đĩa đệm.

2. Cấu tạo chung của một đốt xương sống:

Thân đốt sống: hình trụ, có mặt trên và mặt dưới, hơi lõm ở giữa và có vành xương đặc ở xung quanh. Đốt sống có hai mảnh cung và hai cuống cung , cùng với thân đốt tạo thành lỗ đốt sống .

Hai bờ trên và dưới của mỗi cuống có khuyết sống trên và khuyết sống dưới. Khi hai đốt sống khớp nhau, thì các khuyết đó tạo thành lỗ gian để các dây thần kinh gai sống chui ra …

Các mõm đốt sống :

* mõm gai từ giữa mặt sau của cột sống chạy ra sau và xuống dưới .

* mõm ngang nối giữa cuống và nhánh đi ngang qua phía ngoài .

* mõm khớp : hai mõm khớp trên và hai mỏm khớp dưới mỗi mõm có 1 diện khớp nối đốt sống liền nhau .

* Lổ đốt sống : được giới hạn phía trước bỡi thân đốt sống, ở hai bên và phía sau bởi cung đốt sống, khi các đốt khép lại thành cột sống thì các lỗ sống tạo thành ống sống

Các yếu tố làm tăng quá trình thoái hoá cột sống?

– Bệnh thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở người có tuổi từ 35 trở lên. Tỷ lệ bị bệnh thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới.

– Ở nam giới khi mà bị bệnh thoái hóa cột sống phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, còn đối với nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ. Ngoài ra bệnh thoái hóa cột sống thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

+ Do điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cột sống.
+ Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức. Ví dụ như mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.
+ Chế độ tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.
+ Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.
+ Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.
+ Béo phì khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.

Biểu hiện khi bị bệnh thoái hóa cột sống

Biểu hiện rõ rệt nhất ở người bị bệnh thoái hóa cột sống là xuất hiện những cơn đau lưng thường xuyên, gây nên cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống… Nếu bạn gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.

Nếu như đau lưng do bị thận hoặc một số bệnh khác thường diễn ra theo cơn, dữ dội, thì đau lưng do thoái hoá cột sống lại thường âm ỉ, rả rích ngày này qua tháng khác. Đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ, gáy. Cảm giác khó chịu kèm theo khiến bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.

Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Khoa Xương Khớp ( BV. Chợ Rẫy )

Bệnh Cột Sống
Đau Cột Sống Bệnh Khiến Dân Văn Phòng Khiếp Sợ