Hotline 24H

Bệnh Cột Sống

Não là cơ quan tối quan trọng chỉ đạo nhiều chức năng phức tạp. Cột sống chứa ống sống dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ não xuống điều khiển các hoạt động của cơ thể, mặt khác cột sống còn thực hiện chức năng nâng đỡ cơ thể giữ hình dạng thích hợp cho mỗi hoạt động của chúng ta.

>>> đọc thêm: Trời Rét ! Cảnh Giác Với Hội Chứng Thắt Lưng Hông

não cột sống

Chính vì não và cột sống đảm nhận chức năng quan trọng mà khoa học y học không ngừng nghiên cứu ứng dụng phương pháp tiên tiến nhằm điều trị hữu hiệu mọi căn bệnh liên quan và ít xảy ra tai biến nhất.

Mới đây, tại Hà Nội, Tập đoàn Y tế Parkway tổ chức chương trình hội thảo “Những tiến bộ trong phẫu thuật thần kinh – cột sống năm 2007”. Diễn giả là hai chuyên gia trong lĩnh vực phẫu thuật và điều trị các bệnh thần kinh cột sống đến từ Singapore là Bác sĩ Prem Pillay – Bác sĩ của Tập đoàn Y tế Parkway, Trưởng khoa phẫu thuật thần kinh nội trú, bệnh viện Cleveland, Hoa Kỳ, Giám đốc Trung tâm Não, bác sỹ tư vấn và bác sỹ phẫu thuật cao cấp của Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Singapore, Bác sỹ phẫu thuật u bướu thần kinh (U não/xương sống), Bệnh viện Ung thư Anderson, Houston, Hoa Kỳ, Bác sỹ phẫu thuật thần kinh nhi, Bệnh viện Nhi, Toronto, Canada; và Bác sĩ Andrew Pan – Bác sĩ của tập đoàn Y tế Parkway, Phó Chủ tịch Hiệp hội Y học giấc ngủ Singapore, bác sĩ tham vấn Hiệp hội bệnh động kinh Singapore, nguyên Trưởng khoa động kinh và điện não đồ – Bệnh viện đa khoa quốc gia Singapore.

Tại buổi hội thảo, các bác sĩ đã giải thích cho người nghe về bản chất của bệnh thần kinh- cột sống và tư vấn với một số bệnh nhân cụ thể.

** Bác sĩ Prem Pillay nói về đau do tổn thương dây thần kinh ở cột sống:

Trong ống chứa tủy sống của chúng ta có các dây thần kinh đi ra hoặc đi vào. Các dây thần kinh đó chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương, cho phép kiểm soát các vận động đi lại và cử động. Ngoài ra còn có các dây thần kinh cảm giác, cho phép con người cảm nhận được bản thể của mình và nhiều cảm giác khác nhau như nóng, lạnh, thời tiết.vv.. Khi ta cảm thấy đau đầu, đau lưng thì ít nhiều các dây thần kinh ở đó đã bị tổn thương dẫn đến hiện tượng đau.

Bs.PrePillay

Một ví dụ về tổn thương dây thần kinh dẫn đến đau: đó là thoát vị đĩa đệm. Thực chất đây không phải là tổn thương của xương sống, mà vấn đề nằm ở đĩa đệm giữa các đốt sống, đĩa đệm có chức năng như một chiếc giảm xóc cho cột sống. Khi chúng ta đi lại, chạy nhảy, cột sống phải chịu rất nhiều lực, và đĩa đệm hấp thu những tác động lực này. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta thường không nhận biết được quá trình này, nhưng khi lớn tuổi hơn, ta mới nhận thấy hậu quả của nó. Thoát vị đĩa đệm có thể do vận động quá mức hoặc có thể do đĩa đệm yếu đi theo tuổi tác. Đĩa đệm sẽ dần bị mất nước, co lại và đôi khi có thể bị rạn nứt. Khi đĩa đệm bị thoát vị hoặc bị vỡ, nó sẽ chèn ép vào các dây thần kinh. Ví dụ khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, nó sẽ chèn vào dây thần kinh chạy dọc xuống 2 bên chân gây ra cảm giác đau và tê ở 2 chân, nhưng thực chất vấn đề không phải ở chân mà là ở cột sống thắt lưng. Nhiều người thường dùng dầu hoặc rượu để xoa bóp ở chân, có thể có cảm giác đỡ nhưng chỉ là tạm thời vì nguyên nhân của nó là ở cột sống. Ngoài ra có thể là do viêm nhiễm sưng phù của cột sống gây ra chèn ép tới rễ thần kinh. Đây là hiện tượng do vận động quá mức gây ra.

Ngoài ra do chúng ta đứng hoặc ngồi ở tư thế sai trong suốt thời gian dài, gây ra tổn thương cho cột sống. Ví dụ khi làm việc chúng ta thường ngồi và cúi xuống nhìn màn hình vi tính, về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới cột sống cổ. Cũng tương tự như vậy đối với những người làm việc hay phải nhìn lên hoặc màn hình vi tính quá cao so với tầm mắt. Hoặc khi mang vác vật nặng không đúng tư thế làm cột sống phải chịu lực lớn gây tổn thương cột sống thắt lưng. Một vấn đề nữa mà người dân ở các thành phố hiện đại hay gặp đó là đau lưng do ngồi lái xe ô tô quá lâu. Do ghế xe ô tô không tốt, do đường xóc và do tác động của xe rung lắc cũng làm cột sống bị tổn thương. Còn một lý do khác là do hiện tượng béo phì, béo bụng. Khi bụng tăng thêm 1kg thì lưng phải chịu một trọng lượng gấp 5 lần là 5kg. Một trong những nguyên nhân nữa của đau cột sống là do bệnh loãng xương ở người lớn tuổi. Các bạn có thể nhìn thấy sự khác biệt giữa xương cột sống của người trẻ và của người lớn tuổi. Ở người lớn tuổi, xương cột sống không còn chắc khỏe, nó có nhiều lỗ hổng hơn. Hiện tượng này gặp nhiều nhất ở phụ nữ trên 50 tuổi và đặc biệt là sau giai đoạn mãn kinh. Khi bị loãng xương, xương rất giòn và rất dễ gãy. Tôi từng gặp nhiều bệnh nhân bị ngã rất nhẹ nhưng phải vào bệnh viện cấp cứu vì gãy cột sống.

Khi gặp vấn đề với đốt sống cổ và cột sống lưng thì ta phải làm gì?

Rất nhiều bệnh nhân khi bị đau thường tự dùng thuốc giảm đau. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc giảm đau, nhưng tôi khuyên không nên lạm dụng sử dụng trong thời gian dài vì nó có tác hại với gan, thận, dạ dày trong khi nguyên nhân chính vẫn ngày một nặng hơn. Nếu điều trị nội khoa không có hiệu quả, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu không phải là massage. (Người Việt Nam và người Singapore đều thích đi massage!). Nhưng nếu massage không đúng kỹ thuật thì thậm chí có thể làm cho tổn thương nặng hơn. Tôi từng biết một bệnh nhân nam, sau khi được cô nhân viên massage đứng lên lưng và ấn chân vào cột sống nghe “cục” một cái và sau đó không thể cử động được nữa. Tôi khuyên các bạn đến các trung tâm y tế, nơi có các kỹ thuật viên vật lý trị liệu được đào tạo chuyên môn chăm sóc.

Tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng. Nếu bạn đã có vấn đề ở cột sống cổ và lưng thì phải cố gắng giữ cho cột sống luôn thẳng, giữ được đường cong tự nhiên của cột sống. Cột sống có 2 điểm cong tự nhiên ở cổ và thắt lưng, cũng giống như chiếc cầu, một chiếc cầu thẳng sẽ chịu lực kém hơn một chiếc cầu có độ cong nhất định. Đối với những người làm việc văn phòng, phải ngồi trước máy tính nhiều. Tôi khuyên nên giải lao sau mỗi 1 giờ đồng hồ làm việc, tập nhẹ nhàng những động tác kéo dãn cột sống, thư giãn cơ thể.

Có một phương pháp mới trong điều trị bệnh cột sống: đó là vật lý trị liệu dưới nước. Đây không phải là môn bơi. Trước kia, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân đi bơi nhưng không có hiệu quả lắm vì khi bơi cột sống nằm ngang. Đối với vật lý trị liệu dưới nước, cột sống của bệnh nhân thẳng đứng với mặt đất, tương tự như khi chúng ta đi, đứng – cột sống vuông góc với mặt đất…

Đối với bệnh nhân nặng hơn, thuốc, vật lý trị liệu và vật lý trị liệu dưới nước không giúp được bệnh nhân. Họ có thể cần được cân nhắc phẫu thuật. Hiện nay các phương pháp phẫu thuật đã ít can thiệp hơn. Với thiết bị vi phẫu nội soi rất nhỏ, bác sĩ chỉ cần mở một đường nhỏ ở cổ và thắt lưng để lấy đi các tổ chức chèn ép dây thần kinh. Đây là một phương pháp rất tiên tiến, giúp bệnh nhân có thể xuất viện trong 1 hoặc 2 ngày. Hầu hết các bệnh nhân trước khi vào viện đều rất đau, nhưng sau khi điều trị bằng phương pháp vi phẫu như trên, một số bệnh nhân có thể đi lại được ngay ngày sau và hầu hết bệnh nhân có thể đi lại bình thường sau 2 ngày.

Với bệnh nhân bị gãy xương do loãng xương, cũng có một phương pháp mới để điều trị. Ở phương pháp này, chúng tôi sẽ đưa một cái mũi kim nhỏ qua da vào vị trí đốt xương bị gãy, sau đó bơm nâng đốt sống lên và tiêm vào đó vật liệu xương mới để tăng sức mạnh cho cột sống. Bệnh nhân thực hiện phương pháp điều trị này chỉ cần gây mê cục bộ và có thể xuất viện ngay trong ngày.

Hay phương pháp xạ phẫu, dùng để phẫu thuật các khối u cột sống hoặc các khối u sát cột sống. Đây không phải là một ca phẫu thuật, bác sĩ chỉ sử dụng tia xạ mang năng lượng cao chiếu vào khối u để tiêu diệt khối u.

Một kỹ thuật mới nữa đó là vi phẫu thay đĩa đệm cột sống cổ. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể cử động cột sống cổ bình thường và hầu hết bệnh nhân đều phục hồi vận động như bình thường.

Dr Prem Pillay

Thoái Hóa Cột Sống Cổ
Cấu Tạo Cột Sống
sex cams