Hotline 24H

3 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Vùng Thắt Lưng

Hiện nay, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đang dần trẻ hóa và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Chắc hẳn cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là điều mà bạn đang quan tâm.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyên Trưởng khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai (2009-2013), Nguyên phó Trưởng bộ môn Nội tổng hợp – Đại học Y Hà Nội (2004 – 2013), hiện đang là giảng viên Cao cấp – Bộ môn Nội tổng hợp – Đại học Y Hà Nội cho rằng:

“Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một dạng bệnh lý về xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do cột sống bị áp lực trong thời gian dài. Bệnh không chỉ ở người lớn tuổi mà ngày nay, căn bệnh này đang có xu thế trẻ hóa. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần được phát hiện và điều trị kịp thời vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.”

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Lan về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và phương pháp điều trị, phòng tránh an toàn và hiệu quả nhất trong bài viết ngay sau đây.

Nội dung bài viết bao gồm:

1. Cơ chế thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
2. Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
3. Các dạng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thường gặp
4. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
5. Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
6. 3 Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
6.1 – Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng theo tây y
6.2 – Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng bằng phương pháp Chiropractic
6.3 – Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
7. Chế độ chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
8. Người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng nên ăn gì và kiêng gì?
9. Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Cơ chế thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Như chúng ta đều biết, đĩa đệm là bộ phận nằm ở khe giữa của 2 đốt sống liền kề nhau và được bao bọc bởi lớp vỏ sợi bọc nhân nhầy. Với tính đàn hồi cao, đĩa đệm đóng vai trò làm giảm hiện tượng ma sát giữa các đầu sụn, tăng cường hấp thu xung động, bảo vệ cột sống khỏi những chấn thương.

Đĩa đệm được cấu tạo bởi một lớp bao xơ bên ngoài khá chắc chắn, cùng với phần nhân nhầy ở phía bên trong. Theo thời gian, các nhân nhầy có thể bị thoát ra ngoài do bướu hoặc gai cột sống chèn ép làm cho bao xơ bị xơ hóa, rách và tạo thành khe hở. Lúc này các nhân nhầy bị thoát ra ngoài và gây chèn ép các rễ thần kinh xung quanh.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được hình thành với nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố bên trong lẫn bên ngoài kết hợp. Vậy nguyên nhân cụ thể gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cụ thể là do:

– Làm việc, sinh hoạt không đúng tư thế: Ngồi lâu một tư thế, ngồi cúi người quá lâu hoặc do khuân vác, bưng bê các vật nặng, tập thể dục không đúng cách là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

– Té ngã hoặc chấn thương tại vùng thắt lưng: Các hoạt động va đập, té ngã, tai nạn có thể khiến cho đĩa đệm bị tổn thương, đây cũng là nguyên nhân khiến cho cột sống lưng bị trật hoặc gây viêm thường gặp nhất.

– Mắc các bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa cột sống, gai cột sống cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bởi vì lúc này, sự lỏng lẻo trong sự kết hợp của đĩa đệm đã rơi vào tình trạng suy thoái.

– Do thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng cơ thể thay đổi một cách đột ngột làm cho cột sống bị áp lực trong quá trình nâng đỡ và trọng lượng này đè nén lên các đĩa đệm làm cho đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu. Lâu dần, các bao xơ ngoài cùng của đĩa đệm bị thoái hóa, rạn nứt, rách sợi và tạo khe hở cho nhân nhầy thoát ra bên ngoài.

– Sử dụng thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa thành phần nicotin, đây là hoạt chất có thể làm giảm nồng độ oxy trong máu và lấy đi lượng dưỡng chất quan trọng của xương. Đặc biệt là thành phần canxi, lúc này xương dễ bị xốp, rỗng và tạo điều kiện cho bao xơ thoái hóa nhanh hơn.

– Di truyền: Theo các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, trong gia đình có cha hoặc mẹ hoặc người thân có tiền sử mắc bệnh về cột sống, cột sống yếu, hoặc bất thường về cấu trúc thì các thế hệ về sau có nguy cơ mắc các bệnh lý về cột sống cao hơn người bình thường. Một số bệnh nhân mắc các bệnh lý bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù, vẹo cột sống cũng có nguy cơ mắc chứng thoát vị đĩa đệm rất cao.

– Thoát vị đĩa đệm do tuổi tác: Theo thời gian, đĩa đệm sẽ dần mất đi tính linh hoạt do nhân nhầy bị khô, vùng sụn bị xơ hóa… Nhất là giai đoạn sau tuổi 30, vì vậy khi vận động, chạy nhảy thì nên thận trọng hơn. Đặc biệt là không thay đổi tư thế quá đột ngột.

Những vấn đề này thường gặp phải trong các hoạt động thường ngày của mỗi chúng ta. Phải kể đến một số đối tượng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như là:

  • Công nhân, nông dân, lao động phổ thông, những người làm việc trong môi trường nặng nhọc.
  • Vận động viên thể thao hoặc những người thường xuyên luyện tập thể thao với cường độ mạnh.
  • Nhân viên văn phòng, lái xe, học sinh đều là những người làm việc trong cùng tư thế hoặc có tư thế ngồi không phù hợp.
  • Người cao tuổi cũng là đối tượng dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nhất.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh về xương khớp, cột sống.

Mỗi chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, chính vì thế mà chúng ta không thể thờ ơ với căn bệnh này. Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân.

Các dạng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thường gặp

Hiện nay có 4 dạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp phải, đó là thoát vị đĩa đệm thành khối, thoát vị hai bên, thoát vị đa tầng và thoát vị làm kẹt nhân nhầy. Ở mỗi dạng, chúng sẽ để lại nhiều đặc tính hoàn toàn khác nhau, hãy tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

1. Thoát vị đĩa đệm hai bên:

Nguyên nhân chủ yếu là do các sang chấn làm đĩa đệm tổn thương, vòng sợi bị rách và làm cho nhân nhầy tràn ra 2 bên. Các nhân nhầy làm chèn ép các rễ thần kinh làm cho bệnh nhân đau cách nhau hoặc đau 2 bên cùng lúc. Thoát vị đĩa đệm 2 bên làm tổn thương và chèn ép rễ thần kinh nhanh và dễ gây ra biến chứng hơn.

2. Thoát vị đĩa đệm thành khối:

Là một dạng thoát vị đĩa đệm do màng bọc bên ngoài bị vỡ khiến cho các nhân nhầy thoát ra bên ngoài, xuyên qua các rễ thần kinh, dây chằng dọc sau, làm liệt cơ do chèn ép rễ thần kinh đột ngột và làm rối loạn cơ vòng.

3. Thoát vị đĩa đệm đa tầng:

Được biểu hiện với vị trí thoát vị khác nhau có thể cách nhau vài đốt sống hoặc cũng có thể thoát vị liền kề nhau. Thoát vị đĩa đệm đa tầng thường rất dễ bị nhầm lẫn trong khi chẩn đoán nên có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và gây phức tạp hóa trong quá trình điều trị.

Các đốt sống thắt lưng liền kề cùng thoát vị, gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng

4. Thoát vị đĩa đệm khiến nhân nhầy bị kẹt:

Do nhân nhầy thoát ra bên ngoài một lượng lớn và tràn qua các rễ thần kinh nhưng lại bị ứ lại ở giữa 2 mép đốt sống kề nhau. Vì vậy, hiện tượng đau lưng đột ngột, đau dây thần kinh hông. Các triệu chứng đau đớn này có thể tự mất đi khi nhân nhầy đã hết kẹt.

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Cũng tương tự như các bệnh lý về xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng được nhận biết bằng những dấu hiệu đau nhức không rõ ràng. Nhưng nếu để ý kỹ, bệnh nhân có thể phát hiện được nhiều triệu chứng nổi bật khác như là:

+ Đau tức vùng lưng: Cơn đau xuất phát dọc theo cột sống đến khoang liên sườn, vòng ra phía trước ngực xuống mông, đùi, đến bàn chân, gót chân. Cơn đau thường diễn ra thường xuyên hơn, cường độ nối tiếp nhau và khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Cảm giác đau đớn có thể tăng đột ngột khi đứng hoặc ngồi quá lâu, có thể đau khi cúi gập người, ho hoặc đại tiện…

+ Tê bì chân tay: Hiện tượng này thường gặp phải khi triệu chứng đau lưng chuyển biến ở mức độ nặng. Chủ yếu là do rễ thần kinh bị chèn ép, tùy thuộc vào vị trí rễ thần kinh bị chèn ép mà các bộ phận như bàn chân, gót chân, mặt ngoài bắp chân, đùi, xương chày có nguy cơ bị tê bì cao nhất.

+ Yếu cơ, teo cơ, liệt: Là triệu chứng đĩa đệm cột sống thắt lưng được phát hiện muộn nhất. Lúc này, bệnh nhân có thể cảm thấy sự suy yếu của một số bộ phận như chân, tay và có thể cảm thấy một tay hoặc một chân bị teo nhỏ đi rõ rệt, điều này gây hạn chế vận động và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tê bì chân tay là do rễ thần kinh bị dịch nhầy của đĩa đệm chèn ép

Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Vì thế, việc nắm bắt những biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể giúp người bệnh phòng tránh kịp thời.

+ Làm giảm khả năng hoạt động, người bệnh có biểu hiện cứng cơ, khó vận động các chi. Nhất là khi thực hiện các thao tác gập người, nghiêng người, vặn mình, leo lên leo xuống cầu thang,…

+ Nếu không được nhận biết và điều trị đúng cách thì thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ làm cho mức độ đau nhức ngày càng trầm trọng hơn. Cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ và dần chuyển sang thể mãn tính và có tỷ lệ phục hồi rất thấp.

+ Gây rối loạn cảm giác ở những vùng tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Triệu chứng rối loạn cảm giác thường biến đổi liên tục với biểu hiện thay đổi nóng lạnh đột ngột, xúc giác cũng không thể hoạt động.

+ Rối loạn vận động là biến chứng khá nghiêm trọng vì nó có khả năng hạn chế vận động, tê liệt hoàn toàn.

+ Làm ảnh hưởng đến quá trình co thắt của đường tiểu, gây bí tiểu hoặc tiểu không kiểm soát.

Tóm lại, với những biến chứng này có thể nhận thấy mức độ nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đối với mỗi chúng ta. Đây là căn bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống mà bệnh nhân cần phải theo dõi và điều trị kịp thời. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị bệnh kịp thời.

3 Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Chúng ta đều biết rằng, thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí, làm cho các nhân nhầy thoát ra ngoài làm chèn ép các rễ thần kinh. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có nhiều biến chứng phức tạp nếu không được điều trị đúng cách. Hiện nay, việc điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phải dựa trên rất nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng dùng thuốc nội khoa hay điều trị bằng phương pháp xâm lấn là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.

Đầu tiên, bệnh nhân nên tiến hành khám và điều trị sớm, dựa vào từng trường hợp bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn điều trị khác nhau. Sau đây là một số phương pháp kiểm soát tình trạng thoát vị đĩa đệm để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

1 – Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng theo tây y

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây được xem là giải pháp kịp thời nhất, giúp giải quyết triệu chứng khó chịu bên trong. Tuy nhiên, việc điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng được chia thành các giai đoạn khác nhau.

– Giai đoạn khởi phát:

Bệnh nhân được điều trị nội khoa kết hợp với vật lý trị liệu, quá trình điều trị khoảng 3 tháng. Các chuyên gia sẽ sử dụng loại thuốc có tính kháng viêm mạnh như non-steroid, thuốc chống co cơ, có thể kết hợp với corticoid đường uống trong thời kỳ này.

Đối với trường hợp bất khả kháng, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm ngoài màng cứng hoặc tiêm quanh các rễ thần kinh để làm giảm triệu chứng đau nhức dữ dội. Bên cạnh đó, kết hợp với châm cứu trị liệu và vật lý trị liệu để làm giảm cơn đau và phục hồi hoạt động của cột sống thắt lưng nhanh hơn.

Mặc dù với cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc tây có tác dụng làm giảm triệu chứng đau nhanh nhưng chỉ áp dụng đối với trường hợp bệnh mới phát. Mặt khác, thuốc Tây có tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận và một số chức năng khác trong cơ thể.

Việc lạm dụng thuốc Tây để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không chỉ làm cho bệnh không triệt để mà còn làm cho đề kháng suy yếu hơn. Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải sẽ tạo điều kiện cho những yếu tố khác xâm nhập và gây bệnh nhanh hơn.

– Giai đoạn tái phát:

Một khi việc điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng nội khoa không mang lại kết quả tốt thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật xâm lấn. Bằng cách lấy nhân hoặc thay đĩa đệm nhân tạo, nhưng phương pháp này khá tốn tốn kém, thời gian phục hồi khá lâu nên thường không được khuyến khích.

Với cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân buộc phải dùng thuốc điều trị lâu dài và phải phụ thuộc vào thuốc rất nhiều. Mặt khác, việc phẫu thuật cột sống thắt lưng có thể khiến cho đĩa đệm và cấu trúc cột sống dễ tổn thương hơn.

Để tìm được phương pháp điều trị thoát vị tốt nhất, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để được hướng dẫn và điều trị đúng cách. Điều này sẽ giúp làm giảm những biến chứng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc hoặc biến chứng do phẫu thuật gây ra.

2 – Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng bằng phương pháp Chiropractic

Thực chất, phương pháp Chiropractic là biện pháp dùng đôi bàn tay để xoa bóp, kéo giãn và nắn chỉnh cột sống theo cơ chế sinh – cơ hóa của đĩa đệm. Phương pháp này có kết hợp với vật lý trị liệu nên có thể làm giảm đau nhức về mức tối đa và hạn chế bệnh tái phát.

Bởi vì phương pháp này hoàn toàn không dùng thuốc, không xâm lấn chỉ kết hợp châm cứu, vật lý trị liệu nên thời gian điều trị thường kéo dài hơn so với thông thường. Phương pháp này cũng không mang lại tác dụng điều trị nhanh chóng nên cần có sự kiên trì của bệnh nhân.

3 – Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì vấn đề luyện tập và vận động cũng rất quan trọng.

Bài 1: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tư thế gập người về phía trước

Ở bài tập này, các bạn ngồi ở tư thế xếp bằng 2 chân.
Đưa tay ra sau lưng, tay nọ nắm tay kia, ngồi thẳng lưng và hít sâu.
Cúi đầu xuống và từ từ hạ thân xuống thấp từ từ thở ra.
Thực hiện bài tập này khoảng 3-5 lần thì chuyển sang động tác khác.

Tác dụng: Động tác này có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh các đốt xương sống, hỗ trợ đĩa đệm quay về vị trí ban đầu.

Bài 2: Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm với tư thế rắn hổ mang

Nằm úp mặt xuống đất, dùng 2 tay chống xuống sàn và đẩy người lên, ngẩng cao đầu hít sâu.
Giữ nguyên tư thế này khoảng 25 giây sau đó hạ người xuống và thở đều ra.
Trở về tư thế cũ và tiếp tục bài tập.

Tác dụng: Kéo giãn dây chằng, tác động vào thắt lưng và các dây thần kinh liên quan.

Bài 3: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng động tác

Nằm thẳng người dưới sàn nhà, co gối theo một góc vuông và từ từ nâng mông lên cao.
Đặt tay xuôi theo cơ thể và đẩy cao phần thắt lưng.
Giữ tư thế này khoảng 20 giây và nhẹ nhàng hạ lưng quay về tư thế ban đầu.

Tác dụng: Giúp cột sống đàn hồi tốt hơn, bên cạnh đó còn giúp chỉnh sửa các tổn thương bên trong đĩa đệm.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trong bài hướng dẫn sau đây:

Chế độ chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Theo TS.BS. Nguyên Vũ, Phó trưởng Khoa Ngoại thần kinh cột sống và Chấn thương chỉnh hình BV Đại học Y Hà Nội cho biết, chế độ chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi.

– Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau thời gian phẫu thuật

Sau thời gian phẫu thuật thoát vị đĩa đệm khoảng 2-3 ngày, bác sĩ hướng dẫn và y tá sẽ hỗ trợ bệnh nhân vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, người thân cũng cần phải hỗ trợ bệnh nhân các tư thế vận động khi không có chuyên gia ở bên cạnh. Các động tác như co chân, xoay nghiêng người, tập đứng thẳng người,…Tuyệt đối không nên để bệnh nhân ngồi lâu trong những ngày đầu.

Lưu ý là nên giúp bệnh nhân thay đổi tư thế từ từ, đi lại đều đặn nhưng không nên quá sức, tránh các vận động mạnh khiến cơ thể dễ mệt mỏi và đau nhức hơn.

– Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị tại nhà

Ở những trường hợp thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập phục hồi chức năng, có thể luyện tập tại nhà. Trong thời gian bệnh bùng phát, bệnh nhân nên tránh làm việc nặng nhưng cũng không nên nằm nghỉ quá nhiều.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đúng cách, tránh bệnh nghiêm trọng hơn

Các hoạt động nhẹ nhàng, đi lại đều đặn có thể giúp làm giảm cơn đau hiệu quả hơn. Trong thời gian này, người bệnh nên khám và lắng nghe ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể hơn. Khi cơn đau bắt đầu thuyên giảm, thì các hoạt động vận động cũng tăng dần đều. Nhưng cần tránh thể thao, vận động mạnh trong vòng 3 tháng, đi xe ô tô đường dài, đẩy máy hút bụi tránh trong vòng 1 tháng…

Người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng nên ăn gì và kiêng gì?

Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò “nút thắt”. Nếu chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, có thể làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng và khó ngăn chặn hơn. Các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo rằng, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cụ thể như sau.

+ Thực phẩm nên ăn:

Nhóm thực phẩm chứa nhiều canxi có tác dụng vô cùng lớn đối với sự phát triển của hệ xương khớp. Chúng ta dễ dàng tìm thấy nguồn canxi có lợi trong một số thực phẩm như các chế phẩm từ sữa, sữa tươi, phô mai, cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, đậu hà lan, đậu phộng, đậu đen, cá hồi, cá trích, cá mòi, tàu hũ, hạt vừng, bánh bắp, đường nâu,…

Thực phẩm giàu vitamin K như thịt heo, các sản phẩm từ sữa, rau cải, măng tây, bông cải xanh, rau bina, gan động vật,…

Vitamin D có trong lòng đỏ trứng gà, cá hồi, gan, sữa dê,…Thành phần vitamin D là dưỡng chất tuyệt vời có tác dụng bổ sung và tăng cường hấp thu, chuyển hóa canxi, bảo vệ khung xương luôn chắc khỏe.

Các axit béo omega-3 có tác dụng chuyển hóa thành prostaglandin có tác dụng ngăn ngừa phản ứng gây viêm. Vì thế, bổ sung các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, đậu nành là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nói chung và tình trạng của cơ xương nói riêng.

Các loại ngũ cốc, hạt điều, hạt hướng dương, hạnh nhân, bơ, kiwi, cải xoăn, bông cải có chứa lượng lớn magie và vitamin nhóm K có tác dụng tổng hợp protein bảo vệ khung xương và duy trì mức độ thoái hóa của xương.

Nước hầm xương, sụn giúp tổng hợp ChondroitinNuo, Glucosamine tự nhiên. Đây là 2 dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo sụn khớp.

+ Thực phẩm không nên ăn:

Bên cạnh đó, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng cần hạn chế hoặc không nên sử dụng một số thực phẩm sau để giảm đau và kháng viêm tốt hơn. Phải kể đến các thực phẩm đó là: Thức ăn chế biến sẵn, thịt đỏ, sữa nguyên kem, thức ăn nhiều dầu mỡ, bánh mì trắng, các chất kích thích có trong bia, rượu,… Bên cạnh đó, cần hạn chế nhóm thực phẩm giàu purin và fructozo có trong thịt đỏ, cá trích, gan động vật,..

Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Để ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thì ngay từ ban đầu, chúng ta nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách. Vậy như thế nào là phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đúng cách? Hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

– Không ngồi lâu trong một tư thế, đối với những người làm công việc văn phòng. Cứ khoảng 2 tiếng thì đứng lên 5 phút để thư giãn cơ thể và thư giãn mắt.

– Không khiêng vác hoặc làm việc quá sức trong thời gian dài. Vì điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến đốt sống lưng mà còn làm cho đĩa đệm bị tụt khỏi vị trí cố định. Đối với các vật nặng, các bạn nên nhờ người khiêng hộ hoặc có cách di chuyển phù hợp hơn.

– Hãy cân bằng công việc, thời gian nghỉ ngơi phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Không làm việc quá sức, khom, cúi người quá lâu vì nó rất dễ khiến cho đĩa đệm bị lệch vị trí.

– Cân bằng chế độ dinh dưỡng, không nên ăn quá no hoặc ăn trước khi đi ngủ.

– Giữ cân nặng cơ thể ở mức bình thường, bởi vì khi tăng cân đột ngột, hệ thống cột sống thắt lưng đột ngột bị áp lực.

– Không nên nằm sấp, vì điều này có ảnh hưởng không tốt với đĩa đệm.

– Nằm nệm mềm rất dễ khiến cho đĩa đệm bị tổn thương và dẫn đến biến dạng.

– Những môn thể thao vận động mạnh như đá bóng, tập tạ, rất dễ khiến cho hệ xương khớp bị tổn thương. Vì vậy, hãy thận trọng để bảo vệ đĩa đệm cột sống.

– Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ.

– Khi có dấu hiệu bất thường, nên khám và điều trị thoát vị đĩa đệm tại cơ sở y tế uy tín để nhanh chóng khắc phục và điều trị kịp thời.

→ Tóm lại: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra không ít phiền toái và mệt mỏi đối với bệnh nhân. Vì vậy, đừng nên bỏ qua những triệu chứng ban đầu của bệnh. Thăm khám cột sống thắt lưng theo định kỳ để sớm phát hiện và điều trị. Bên cạnh đó, mỗi người nên tự ý thức trong việc chăm sóc và bảo vệ đĩa đệm cột sống thắt lưng thông qua những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chúc các bạn sức khỏe!

Dailungcotsong.com

Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Đau Thần Kinh Tọa Đúng Cách
Phác Đồ Điều Trị Bệnh Đau Dây Thần Kinh Tọa
sex cams