Hotline 24H

Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tê Bì Chân Tay

Tê và ngứa ran là cảm giác bất thường có thể xảy ra với bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể của bạn nhưng thường gặp nhất là ở các vị trí: ngón tay, bàn tay, bàn chân, cánh tay và chân. Bệnh sẽ không có gì đáng nguy hiểm nếu do yếu tố bên ngoài tác động vào như làm việc, ngủ sai tư thế hoặc đứng, ngồi tại một vị trí trong thời gian quá lâu.

>>> đọc thêm: Bị Tê Buốt Chân Tay Là Triệu Chứng Bệnh Gì?

Tuy nhiên, đôi khi triệu chứng tê bì chân tay lại cảnh báo một căn bệnh nguy hiểm khác nếu có thêm 5 biểu hiện sau đây.

– Cơ thể bị suy nhược, không có khả năng di chuyển (tê liệt) cùng với cảm giác tê hoặc ngứa ran. Đó là dấu hiệu của bệnh viêm đa dây thần kinh.

– Bạn không thể kiểm soát sự chuyển động của cánh tay hoặc chân, ngoài ra, có thể có biểu hiện đau quặn bụng, đi ngoài mất kiểm soát. Những biểu hiện này có thể là triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích.

– Bạn bị nhầm lẫn, mất ý thức trong một thời gian ngắn, kèm theo co giật. Đây là bệnh lý thần kinh hay còn có tên gọi khác là chết giả, kinh giật.

– Đi lại khó khăn mặc dù đã kiên trì tập luyện. Đó là biểu hiện điển hình của chứng bệnh viêm khớp dạng thấp.

– Bạn bị đi tiểu thường xuyên hơn nếu có tiền sử bệnh tiểu đường. Lúc này, bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn cách kiểm soát lượng đường huyết.

Với những biểu hiện trên, bạn cần phải đến ngay bệnh viện để khám và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời. Bác sỹ sẽ tìm hiểu về tiền sử của bệnh, môi trường làm việc, khả năng nhiễm độc tố, nguy cơ lây nhiễm bệnh cũng như tiền sử bệnh của gia đình bạn. Sau đó, hướng dẫn bạn làm các xét nghiệm máu tìm ra bệnh tiểu đường, thiếu vitamin, rối loạn chức năng gan, thận hay rối loạn chuyển hóa, kiểm tra hoạt động của hệ thần kinh.

Khi cần, có thể chụp CT, cộng hưởng từ hay sinh thiết vùng da có sợi thần kinh để chẩn đoán chính xác nhất.

Bệnh nhân chú ý, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trong các trường hợp trên, bởi dùng một vài loại thuốc không đúng quy cách sẽ gây phản tác dụng, làm bệnh tình nặng thêm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân gây chứng tê bì chân tay

Người bệnh cần phân biệt giữa tê tay sinh lý và tê tay bệnh lý.

Tê bì chân tay sinh lý:

Do đứng lâu quá, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau hay ở một số các tư thế làm máu ứ đọng, khó lưu thông, cũng có thể làm chân tay bị tê buốt. Hoặc tê tay xảy ra do ảnh hưởng của thời tiết, với những người có sức đề kháng kém thì khi gặp trời lạnh, gió mạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ, gây rối loạn cảm giác. Thực ra, nếu chứng tê bàn tay xuất phát từ những nguyên nhân tê bì chân tay này thì không phải lo ngại lắm vì dễ điều trị được.

Tê bì chân tay bệnh lý:

Có nhiều chứng bệnh dẫn đến tình trạng tê tay, tê chân, cụ thể là:

– Do bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, béo phì. Khi mắc phải các chứng bệnh này dẫn đến tình trạng máu khó lưu thông, các chi bị tê, mất dần cảm giác. Bệnh càng nặng, cảm giác tê càng nhiều.

– Người mắc bệnh lý xương khớp như chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ… cũng là nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay.

– Tê bì chân tay còn có thể là dấu hiệu của một bệnh miễn dịch, chứng thiếu vitamin nhóm B, calci, kali hoặc do thuốc điều trị cao huyết áp, kháng sinh… Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.

– Thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép, co thắt mạch máu ngoại vi, rối loạn canxi huyết, dẫn đến tê liệt dây thần kinh cảm giác.

– Bệnh nhiễm độc thạch tín, thủy ngân, viêm dây thần kinh do uống rượu, sử dụng ma túy, nhiễm trùng mạn tính.

Như vậy, tê tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân để tìm cách chữa trị thích hợp.

Điều trị tê bì chân tay

Đối với tê tay sinh lý do thói quen trong sinh hoạt hoặc những tổn thương tại chỗ (do tư thế làm việc không đúng) thì giải pháp đơn giản là chú ý thay đổi tư thế cho hợp lý. Nên vận động nhẹ nhàng, xoa bóp thư giãn các chi, vung vẩy tay chân, đi lại xung quanh.

Đối với nguyên nhân do bệnh lý thì tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý bằng hình thức điều trị nội khoa hay ngoại khoa. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, cần kết hợp thêm vật lý trị liệu, thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần thiết lập chế độ sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao đều đặn với cường độ phù hợp và ăn uống khoa học đủ dưỡng chất cần thiết, giảm lượng muối, giảm đường, hạn chế cholesterol, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.

Dailungcotsong.com

Hội Chứng Ống Cổ Chân
Bị Tê Buốt Chân Tay Là Triệu Chứng Bệnh Gì?
sex cams