Hotline 24H

Tìm Hiểu Nguyên Căn Và Cách Điều Trị Của Bệnh Phồng Đĩa Đệm

Phồng (lồi) đĩa đệm là một trong những bệnh lý phổ biến ở cột sống gây ra những cơn đau nhức, tê buốt chân tay, đặc biệt là nguy cơ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

>>> đọc thêm: Bệnh Phình Lồi Đĩa Đệm Đốt Sống L4 L5 S1

Được biết đến là giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên những triệu chứng mà căn bệnh này gây ra khiến người bệnh vô cùng khó chịu, đau đớn, giảm khả năng hoạt động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tìm hiểu chi tiết về bệnh phồng đĩa đệm giúp người bệnh nhận biết sớm thông qua các biểu hiện, triệu chứng để đi khám kịp thời và có hướng điều trị thích hợp, mang lại hiệu quả cao nhất

Bệnh phồng đĩa đệm là gì?

Cấu trúc của đĩa đệm gồm nhân nhầy, các vòng sợi bao xung quanh nhân nhầy. Do nhiều yếu tố tác động làm cho đĩa đệm bị tổn thương, vòng sợi suy yếu dẫn đến bị rách nứt, nhân nhầy chui vào các khe rách làm đĩa đệm bị biến dạng và phồng một phần ra ngoài.

Phồng đĩa đệm, nhân nhầy chưa thoát ra ngoài

Mặc dù nhân nhầy chưa thoát ra ngoài, chưa chèn ép nặng vào rễ thần kinh, tuy nhiên về lâu dài có thể gây ra đau nhức cột sống, tê mỏi chân tay và tiềm ẩn nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng phồng đĩa đệm

Phồng lỗi đĩa đệm mới chỉ là tổn thương ban đầu của đĩa đệm nên những triệu chứng thường không rõ ràng và không thường xuyên xuất hiện. Thông thường chỉ biểu hiệu với các đơn đau bất chợt, có thể âm ỉ kéo dài vài ngày là mết, hoặc mỏi lưng thường xuyên.

Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn bị phồng đĩa đệm nặng, có thể gây chèn ép vào rễ thần kinh gây ra các triệu chứng khá giống với thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp

Đau vùng cổ

Đĩa đệm phồng ra chèn ép lên rễ thần kinh vùng cột sống cổ gây đau nhức vùng cổ, tê mỏi vai gáy, đau tê bì có thể lan xuống cánh tay và các ngón tay

Đau vùng thắt lưng

Đĩa đệm phình ra và chèn ép vào rễ thần kinh gây đau buốt vùng thắt lưng, tê nhức vùn hông, mông, đùi, lan xuống cả bàn chân, tê bì các cơ, đi đứng khó khăn, giảm khả năng vận động.

Biến chứng có thể xảy ra

Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nếu như không được điều trị sớm đó là đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài (thoát vị đĩa đệm) và chèn ép vào rể thần kinh, chui vào ống sống gây đau nhức dữ dội, đau cục bộ vùng cổ và thắt lưng, tê bì chân tay, cứng các khớp, các cơ suy yếu, tê liệt, mất khả năng vận động.

Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm

Do yếu tố tuổi tác

Đĩa đệm bị suy yếu dần, lão hóa dễ trở nên suy yếu, giòn, mất nước và bao xơ dễ bị rách.

Khuân vác vật nặng

Do tính chất công việc thường xuyên khuân vác đồ nặng khiến cột sống chịu nhiều sức ép, áp lực lớn, lâu ngày bị suy yếu, cấu trúc đĩa đệm bị phá vỡ gây tình trạng phình (lồi ) đĩa đệm.

Tai nan, chấn thương cột sống

Cột sống và đĩa đệm chịu sức ép, tác động lực mạnh đột ngột dễ bị tổn thương và có thể gây lồi đĩa đệm khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng và có thể gây phồng lồi đĩa đệm.

Tóm lại, về căn nguyên của phình đĩa đệm có thể nói khái quát như sau: thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân cơ bản bên trong, tác động cơ học là nguyên nhân khởi phát bên ngoài. Sự thay đổi tính chất của vòng sụn mất nước, xơ cứng, nhân nhầy mất tính đàn hồi. Đồng thời, quá trình thoái hóa của đĩa đệm sẽ làm vòng sụn của đĩa đệm mỏng đi và dễ rách, nhân đĩa bị xơ hóa, ngày càng tiến gần hơn với vòng sụn, gây áp lực cho vòng sụn. Khi có các yếu tố bên ngoài tác động sẽ dẫn đến phồng lồi đĩa đệm.

Điều trị phồng đĩa đệm

Trên thực thế, việc điều trị bệnh còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương, triệu chứng, khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh ra sao, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

>>> đọc thêm: Đai Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Tác Dụng Gì?

Dưới đây là những biện pháp chuyên dùng để điều trị bệnh phồng đĩa đệm như sau:

Tập vật lý trị liệu

Việc tập các bài tập vật lý trị liệu dành riêng cho người bị phình đĩa đệm giúp tăng cường sức khẻo xương khớp, giảm đau, giảm sức ép của cột sống lên đĩa đệm: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng, châm cứu, bấm huyệt, dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser.

Các bài tập này sẽ giúp làm giãn mâm sống, kéo giãn cột sống và dịch chuyển đĩa đệm bị phồng

Một số biện pháp khác cũng được người bệnh áp dụng như dùng đai lưng cố định cột sống, tắm suối khoáng, tắm bùn, chiếu hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân…

Điều trị nội khoa

Thuốc Tây

Thông thường, đối với thường hợp bị đau nhức dữ dội, kéo dài thường xuyên sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau và chống viêm trong thời gian ngắn để tiếp tục theo dõi. Kết hợp dùng thêm an thần, giãn cơ, các khớp cột sống, và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12).

Tuy nhiên, phồng lỗi đĩa đệm là tình trạng nhân nhày mất tính đàn hồi và mất nước nên việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ sẽ chỉ giải quyết được phần ngọn của bệnh mà chưa điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Bệnh thường tái phát lại nhiều lần.

Việc lạm dụng sử dụng thuốc giảm đau không theo dẫn của bác sĩ sẽ khiến bệnh tình trở nên nguy hiểm hơn và gây ra nhiều tác dụng phụ gây hại cho dạ dày, gan, thận.

Thuốc Đông y

Song song với việc điều trị bằng thuốc Tây, rất nhiều người bệnh đã lựa chọn Đông y là hướng đi cuối cùng có thể chữa khỏi dứt điểm căn bệnh phình đĩa đệm. Các bài thuốc Đông y không chỉ có tác dụng giảm đau nhanh mà còn giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng xương khớp và điều trị dứt điểm từ căn nguyên gây bệnh.

Tuân theo lý luận của Y học cổ truyền, cơ thể con người lấy yếu tổ âm dương làm chủ, khi âm dương bị mất cân bằng sẽ kéo theo tạng phủ bị suy yếu. Đĩa đệm và cột sống có mối liên quan trực tiếp đến can và thận, khi khí huyết bị ứ trệ làm cho máu không được lưu thông, các chất độc thay thì được đào thải ra ngoài thì tích tụ dần ở các khớp xương gây đau nhức.

Dailungcotsong.com

Bệnh Đau Dây Thần Kinh Tọa Có Nguy Hiểm Không?
Hướng Dẫn 4 Cách Tự Kiểm Tra Vẹo Cột Sống
sex cams