Hotline 24H

Nhận Biết Sớm Triệu Chứng Để Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm chủ yếu là đau lưng hay cột sống kèm theo các biểu hiện khác như tê bì, kiến bò, mất cảm giác… Y học phân thoát vị đĩa đệm làm 2 dạng khác nhau là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm thắt lưng, 2 dạng này cũng có những triệu chứng không giống nhau.

>>> đoc thêm: Những Thực Phẩm Nên Ăn Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm / Người Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Sau Mổ Nên Ăn Gì

Giúp bệnh nhân nhận biết sớm triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

1. Triệu chứng đau nhức

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đau căng và cứng cổ, cơn đau từ từ lan xuống hai bên bả vai rồi lan xuống cánh tay, bàn tay gần như yếu hẳn đi khó cầm nắm chắc đồ vật trong tay. Cảm giác này sẽ tăng lên nhiều ngoái cổ, cúi cổ, vận động nhẹ, kể cả leo cầu thang…

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng: Đau cứng lưng, các cơn đau từ từ lan xuống mông, bắp chân, hai chân dần yếu đi, khó khăn trong đi lại. Không mang vác được vật gì, nếu mang vác có nguy cơ bị chấn thương cao.

2. Triệu chứng Tê bì

Tê bì là cảm giác thường đi kèm với các đau, tùy tình trạng bệnh của mỗi người mà nó xuất hiện nhiều hay ít. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống lưng cảm giác tê bắt đầu từ vùng mông và chân. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ xuất hiện các triệu chứng tê thậm chí mất cảm giác ở vùng cánh tay, bàn tay.

3. Triệu chứng Teo cơ, yếu liệt

Triệu chứng này chúng ta thường nhận ra khi mắc bệnh được 1 thời gian, bạn sẽ thấy được 1 tay hoặc 2 tay, 1 chân hoặc 2 chân bị teo lại khiến người bệnh đi lại khó khăn hơn trước, để càng lâu có nguy cơ không đi lại được nữa.

4. Triệu chứng 1 đĩa đệm thoát vị

Có cảm giác tê, cảm giác giống như kiến bò. Xuất hiện từ mông sau đó lan dần ra phía sau hay 1 bên chân. Lưng dưới và chân dần dần yếu đi, tê, đau. Đôi khi xuất hiện ơt ngực, vai, cánh tay, cổ. Đau thần kinh tọa, đau tăng khi ngồi, hắt hơi hoặc ho.

5. Các triệu chứng khác

+ Những ai bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường có dấu hiệu bị lệch, vẹo cột sống.
+ Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
+ Có lúc cảm thấy đau đầu, chóng mặt, sốt nhẹ, mất ngủ.
+ Chức năng sinh dục giảm

Trường hợp nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến ngay bệnh viện thăm khám nếu như có các triệu chứng sau:

+ Đau lưng liên tục từ 1 tuần trở lên gây cản trở, đau đớn, khó vận động.
+ Ngay sau ngã hoặc chấn thương thì xuất hiện những cơn đau lưng.
+ Các cơn đau lưng thường xuất hiện vào ban đêm
+ Đau lưng kèm théo các biểu hiện khác như sốt cao, người bỗng dưng sụt ký.

Thoát vị đĩa đệm thông thường được điều trị trong khoảng 6 tuần là sẽ giảm đau nhức, có thể di chuyển đi lại được. Đối với những trường hợp đau lưng mà kèm theo bí tiểu, yếu tứ chi, đại tiện và tiểu tiện không tự chủ được thì cần phải đi khám ngay lập tức nếu không muốn bị liệt.

Những con số đáng báo động về căn bệnh thoát vị đĩa đệm tại Việt Nam

Đây là căn bệnh liên quan đến xương khớp có tỉ lệ mắc bệnh khá cao ở nước ta. Nước ta có khoảng 17% tỉ lệ dân số mắc phải thoát vị đĩa đệm, độ tuổi phổ biến là từ 60 trở lên (thống kê của WHO – Tổ chức y tế thế giới).

Tỉ lệ các ca mắc thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường cao hơn tỉ lệ người mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (theo các nghiên cứu ở Mỹ, một số nước Châu Âu và Việt Nam). Gần 90% thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vị trí L4 – L5 hoặc L5- S1.Tỉ lệ Nam giới bị Thoát vị đĩa đệm cao gấp 2 lần phụ nữ. ( Các con số trên được công bố trong hội thảo khoa học của Bệnh viện chợ Rẫy ).

Điều trị theo hướng bảo tồn là lựa chọn chiếm đến trên 90% người mắc bệnh. Chỉ có 5 % còn lại là áp dụng phương pháp phẫu thuật. Đã có rất nhiều bệnh nhân điều trị thoát vị đĩa đệm trong vài tháng nhờ phát hiện ra bệnh sớm. Vì vậy bạn cũng nên để ý đến những thay đổi của cơ thể mình, thông thường cơ thể của chúng ta đều có chức năng ngầm báo động rằng nó đang xảy ra vấn đề, nhưng do chúng ta quá chủ quan và không chú ý dẫn đến bệnh càng ngày càng nặng.

Một số lưu ý giúp phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Lối sống: Hãy dành ra 1 ít thời gian mỗi ngày để chạy bộ hoặc khởi động xương khớp. Bơi lội chính là môn thể thao tuyệt vời giúp tăng cường sự dẻo dai của xương khớp. Ngoài ra không nên đứng hoặc ngồi quá lâu 1 chỗ dễ gây tê bì chân. Giữ cân nặng vừa phải để giảm sức ép lên khung xương.

Trong công việc: Không ngồi hàng giờ trước máy vi tính, sau 30 phút cần đứng lên đi lại, vận động các khớp. Hạn chế mang vác nặng lên vai hoặc lưng.

Ăn uống: Nên ăn nhiều các thức ăn giàu canxi và vitamin D như: Cá hồi, đậu nành, sữa, trứng. Các loại trái cây giàu Vitamin C như bưởi, cam, táo, chanh giúp phục hồi xương khớp, tái tạo sụn.

Ngoài ra cần biết giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh. Khi đau nhức lưng hoặc cổ nên xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm nóng để giảm đau, hạn chế đứng trên giày cao gót 1 thời gian dài, không mang vác những túi xách to ngang vai…

Dailungcotsong.com

Bệnh Thoát Vị Nội Xốp Đĩa Đệm
Những Thực Phẩm Nên Ăn Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm
sex cams