Hotline 24H

Bệnh Phình Lồi Đĩa Đệm Đốt Sống L4 L5 S1

Bệnh phình lồi đĩa đệm cột sống không phải một căn bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời cộng với sự tác động của quá trình lão hóa, mang vác nặng, chấn thương… thì phình lồi đĩa đệm có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm một căn bệnh xương khớp mãn tính vô cùng nguy hiểm. Thường gặp nhất là phình lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng hay lồi đĩa đệm cột sống cổ, bệnh lý được chia nhỏ thành nhiều dạng như phồng đĩa đệm L4-L5, L5-S1.

>>> đọc thêm: Phình Lồi Đĩa Đệm Khác Gì Thoát Vị Đĩa Đệm ? / Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser

Đĩa đệm có cấu tạo gồm các phần như nhân nhầy, các bản trong suốt, các vòng sụn rất dẻo, vòng sợi sụn. Đối với đĩa đệm bình thường nằm ở giữa hai đốt sống trên và dưới bởi các dây chằng nối giữa 2 đốt sống, hoặc động như bộ phận giảm sốc, giảm tổn thương khớp nhờ tính chất đàn hồi, bền bỉ giúp duy trì vận động, hoạt động bình thường, dẻo dai.

Phình lồi đĩa đệm cột sống dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Phình lồi đĩa đệm cột sống dẫn đến thoát vị đĩa đệm

1. Bệnh phình lồi đĩa đệm cột sống là gì?

Bệnh phình lồi đĩa đệm hay còn gọi là giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi đó đĩa đệm sẽ bị lồi ra phía sau và phía vòng sợi bị suy yếu, nhân nhày vẫn còn nằm trong bao xơ. Bệnh thường do nhiều nguyên nhân tác động như: tuổi tác, chấn thương, thói quen xấu ngồi không đúng cách… Bệnh nếu như không điều trị sớm sẽ gây nên các biến chứng lệch đĩa đệm gây nên những cơn đau nhức dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động của người bệnh vì vậy mà mọi người nên chú ý phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị bệnh sớm để hạn chế tác động xấu do bệnh gây ra.

2. Triệu chứng phình lồi đĩa đệm cột sống

Để phát hiện bệnh phồng lồi đĩa đệm cột sống L4 – L5 – S1 thì chủ yếu người ta dựa vào một số dấu hiệu như:

– Đau tê bì tay chân thường xuyên
– Đau, mỏi lưng
– Cơn đau tăng dần mỗi ngày và thường đau nhói xuống chân.
– Phình lồi đĩa đệm gây thoát vị đĩa đệm sẽ có các triệu chứng như: giảm vận động, đau mỏi lưng, tê cơ, nặng có thể gây liệt, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của người mắc phải.
– Vị trí cơn đau: Ở mỗi đốt sống L4 -L5 -S1 bị phình lỗi sẽ xuất hiện những cơn đau tại chỗ.

Để chẩn đoán bệnh chính xác nhất cần tới các bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện có các thiết bị công nghệ hỗ trợ, cùng kinh nghiệm trị bệnh sẽ giúp xác định cơn đau và tìm ra cách điều trị bệnh hợp lý nhất.

3. Cách điều trị phòng ngừa bệnh bệnh phình lồi đĩa đệm cột sống

Việc điều trị bệnh phình lồi đĩa đệm còn phụ thuộc và từng mức độ và vị trí đĩa đệm cột sống L4 – L5 – S1 để xác định hướng điều trị đúng cách. Một số cách thường được sử dụng điều trị như: dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, phẫu thuật áp dụng cùng với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.

Căn cứ từng trường hợp cụ thể với mức độ ra sao, vị trí đĩa đệm lồi cũng như những ảnh hưởng mà nó gây ra đối với va vận động và sinh hoạt hàng ngày có nghiêm trọng không bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ chữa trị phù hợp.

– Dùng thuốc Tây y: Loại thuốc giảm đau, chống viêm không chứa Steroid có thể nhanh chóng làm giảm cơn đau do bệnh phình đĩa đệm gây ra. Tuy nhiên, không nên lạm dụng loại thuốc này, chỉ sử dụng theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

– Dùng thuốc Đông y: Với các bệnh mãn tính như bệnh xương khớp, do việc uống thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ra các phản ứng phụ đôi khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên người bệnh thường có xu hướng tìm đến các bài thuốc tự nhiên, lành tính. Nhận thức được điều này, có rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền cũng đưa vào áp dụng các bài thuốc Đông y điều trị chứng phình lồi đĩa đệm với công dụng bồi bổ khí huyết, cung cấp dưỡng chất cho xương khớp, giúp phục hồi hệ thống cột sống và các dây thần kinh bị chèn ép, kháng viêm giảm đau hiệu quả.

– Vật lý trị liệu: Các bài tập trị liệu phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ có tác dụng làm giảm áp lực lên các dây thần kinh, làm kéo giãn cột sống nhằm giúp cơ thể, gân cốt được dẻo dai tránh tình trạng phình đĩa đệm biến chứng sang thoát vị.

– Châm cứu: Châm cứu đã được chứng minh là có hiệu quả hơn đồng thời cũng ít rủi ro hơn so với các phương pháp điều trị phình lồi đĩa đệm cột sống khác như uống thuốc và phẫu thuật. Phương pháp châm cứu sẽ có hiệu quả lâu dài khi được kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu và tập luyện. Thực hiện châm cứu chính xác các huyệt đạo sẽ giúp cho bệnh nhân cải thiện tâm trạng, giải toả stress và bớt mệt mỏi.

Nếu phát hiện bệnh phình lồi đĩa đệm cột sống và sớm điều trị bằng phương pháp châm cứu thì sức khoẻ của bệnh nhân sẽ có những cải thiện rõ rệt và nhanh chóng. Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh rằng việc châm cứu sẽ kích thích những vùng cột sống bị tổn thương tạo ra chất Steroid Hexacosanol một cách tự nhiên. Đồng thời, thúc đẩy sự tự sửa chữa và giải phóng ra hóc-môn Endorphin giúp giảm đau. Theo phương pháp tự nhiên này, các vị trí sưng tấy sẽ nhỏ lại và cơn đau cũng dần được giải tỏa.

– Phẫu thuật: Là biện pháp cuối cùng, chỉ xem xét phẫu thuật đối với các trường hợp nặng, phình lồi đã chuyển sang giai đoạn thoát vị nặng, điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu… không còn mang lại hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh phình lồi đĩa đệm cột sống

Việc phòng ngừa bệnh cũng rất cần thiết, bạn nên áp dụng các chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, làm việc có chuẩn mực, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc, giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hàng ngày…

TS BS Quốc Khánh – BV Việt Đức

Gai Xương Biểu Hiện Của Sự Thoái Hóa Cột Sống
Phình Lồi Đĩa Đệm Khác Gì Thoát Vị Đĩa Đệm ?