Hotline 24H

Tìm Hiểu Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Cổ

Chiều cao đĩa đệm sụt giảm dẫn đến đĩa đệm lồi ra ngoài là kết quả của thay đổi cấu trúc bao xơ nhân đệm. Sự mất vững vi thể là kết quả của của việc các phần xương cột sống dày lên với sự hình thành các gai xương tại vị trí đĩa sụn cái mà có thể ấn vào lòng ống tủy chèn ép tủy sống và các rễ thần kinh.

>>> đọc thêm: Người Bị Thoái Hóa Cột Sống Nên Dùng Thực Phẩm Gì ?

Các gai xương bao phủ một phần đốt sống và mặt khớp làm giảm sự vận động của từng đoạn cột sống. Sự mất vững trên đoạn cột sống dẫn đến việc phì đại dây chằng vàng là nguyên nhân làm hẹp lòng ống sống và các lỗ liên hợp. Tiếp sau tình trạng thoái hóa từng đoạn, gù cột sống có thể xảy ra và sau đó làm thương tổn tủy sống và các rễ thần kinh.

Do yếu tố tuổi tác thay đổi dẫn đến cột sống thay đổi như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ, các chồi xương hình thành, khớp viêm phì đại, cuối cùng rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép.

Đau cổ

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng đau cột sống cổ xuất phát từ cơ, dây chằng, các yếu tố liên quan đến tư thế cột sống không phù hợp, ít vận động hoặc vận vận động quá mức. Đĩa đệm cột sống cổ và mặt khớp là nơi được phân bố nhiều dây thần kinh. Sự thay đổi cấu trúc cột sống do thoái hóa là nguyên nhân điển hình dẫn đến đau cột sống cổ.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Bệnh lý rễ thần kinh cổ do thoát vị đĩa đệm luôn luôn xảy ra sớm hơn tình trạng kém vận động do thoái hóa và là nguyên nhân chính tác động đến người bệnh ở lứa tuổi 40 đến 50. Nguyên nhân chính của thoát vị đĩa đệm liên quan đến tuổi tác, sự thay đổi cấu trúc đĩa đệm và bao xơ nhân đệm tạo nên các lỗ rách của bao xơ làm nhân đệm thoát ra ngoài. Thoát vị đĩa đệm được gọi là “thoát vị mềm” biểu thị một tình trạng nhân đệm được tái hấp thụ tự động có thể trở về vị trí bình thường sau khi thoát vị, khác với trường hợp nhân đệm bị đẩy ra ngoài hoàn toàn hoặc rời ra thành một mảnh. Các mạch máu nuôi dưỡng có thể đóng vai trò trong việc tái hấp thụ của nhân đệm này. Thời kỳ và vị trí của sự đẩy nhân đệm ra ngoài khi thoát vị được xác định là nhân tố quan trọng tác động đến thoát vị đĩa đệm cổ.

Sinh bệnh học của bệnh lý rễ thần kinh liên quan đến hai cơ chế: làm biến dạng và kích thích rễ thần kinh. Sự phóng thích men proinflammantory và nhân tố phát triển thần kinh hiện nay đã được xác định đóng vai trò trong việc phát triển của bệnh lý đau đám rối cánh tay.

Bệnh lý rễ thần kinh do thoái hóa

Bệnh lý rễ thần kinh cho thoái hóa phát triển trong suốt thời kỳ sau khi bị thoái hóa các yếu tố vận động của cột sống có nguyên nhân từ các chồi xương của đĩa sụn, mặt khớp và phì đại quá mức của hai đĩa sụn trên cùng một đĩa đệm làm hẹp lòng ống tủy và các lỗ thần kinh. Các rễ thần kinh bị mắc kẹt(thường được nói đến như là thoát vị cứng) không tự cải thiện và luôn luôn biểu thị các dấu hiệu ngày càng nặng nề. Hẹp lỗ liên hợp có thể là nguyên nhân kích thích rễ thần kinh liên tục hoặc từng hồi dẫn đến phì đại rễ thần kinh và hạch lưng. Tiếp sau việc phóng thích men gây viêm cột sống và yếu tố phát triển thần kinh (NGF) hai yếu tố này phát sinh đau theo kiểu bệnh lý rễ thần kinh. Tuy nhiên cơ thể có cơ chế thích nghi tức thời với tiến trình phóng thích men gây viêm do vậy một số bệnh nhân có thể không có triệu chứng trong suốt một thời gian dài.

Bệnh lý tủy cổ

Trái ngược với cột sống thắt lưng, sự chèn ép tủy sống cổ bởi thoát vị đĩa đệm hay gai xương có thể dẫn đến những thương tổn thần kinh nghiêm trọng do các yếu tố này đè ép trực tiếp vào tủy sống.

***Đây là nguyên nhân gây nên triệu chứng bệnh lý tủy sống cổ:

Nguyên nhân gây nên bệnh lý tủy sống cổ
Cấp tính Mãn tính
Thoát vị đĩa đệm lớn Thoái hóa cột sống
Chấn thương cột sống cổ làm hẹp lòng tủy Vôi hóa dây chằng dọc sau

Bệnh lý tủy sống cổ do thoái hóa thông thương là nguyên nhân gây nên các rối loạn về thần kinh như dáng đi co cứng, mất thăng bằng, tăng cảm giác da, rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng bàng quan hay thiếu sót vận động. Mức độ và sự phối hợp nhiều triệu chứng có thể rất khác nhau và không có sự liên hệ quan trọng nào giữ việc chèn ép với triệu chứng lâm sàng. Sinh bệnh học của bệnh lý tủy sống cổ do thoái hóa liên quan đến:

  • Các yếu tố tĩnh
  • Các yếu tố động
  • Các yếu tố sinh học phân tử

Yếu tố tĩnh

Kích thước bình thường của ống tủy cổ từ C3- C7 là 14 – 2mm với khoảng không này đủ rộng các thành phần thần kinh, dây chằng và mỡ ngoài màng tủy.

Tủy sống chiếm khoảng ¾ kích cỡ của lòng ống tủy trên mặt cắt ngang. Hẹp lòng tủy sống có thể là kết quả của thoái hóa đĩa đệm, phì đại xương(gai cột sống), phì đại mấu khớp, dày dây chằng vàng, vôi hóa các dây chằng.. bệnh nhân có kích thước ống tủy < 13mm bẩm sinh có nguy cơ rất cao phát triển bệnh lý tủy cổ.

Yếu tố động

Chèn ép động xuất hiện đóng vai trò rất lớn trong bệnh lý tủy cổ. Khi gập cổ tủy sống bị kéo dài hơn và có thể bị kéo căng qua các thành phần thoái hóa phía sau của thân sống. Với một ống tủy bị hẹp sẵn do thoái hóa sự vận động cúi cổ có thể gây tổn thương phần trước cấu trúc tủy sống. Khi ngửa cổ tủy sống cổ bị oằn ra sau làm dây chằng vàng chèn vào phần sau của tủy cộng với chèn ép phía trước do tình trạng đĩa đệm lồi hoặc các chồi xương của thân sống. Cơ chế này giống như tủy sống được đặt giữa hai gọng kìm khi vận động cổ. Khi đĩa đệm thoái hóa nghiêm trọng, mất chiều cao có thể dẫn đến tình trạng trượt đốt sống cổ ra trước hoặc ra sau làm ống tủy sống bị hẹp lại khoảng 2 -3 mm. Mất chiều cao đĩa đệm và sự di động quá mức của khớp có thể dẫn đến mất khả năng ưỡn và cuối cùng gây hiện tượng gù. Chèn ép động luôn thay đổi và gia tăng tại nơi gù cột sống tủy sống xuất hiện lực căng và lực xé gây nên tình trạng bệnh lý tủy sống thêm trầm trọng.

Sinh học phân tử

Yếu tố mạch máu có thể đóng vai trò đáng kể trong sự phát triển bệnh lý tủy sống. Khi tủy sống bị chèn ép nó sẽ giảm tưới máu. Sự cấp máu của các khoanh tủy khác nhau bị ảnh hưởng tạo nên các hình thức thiếu máu cục bộ và thoái hóa sợi trục. Các mạch máu xuyên ngang mọc lên từ rãnh trước của hệ thống động mạch tủy rất nhạy cảm với sự kéo căng và do vậy đó là nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ sớm và thoái hóa chất xám và chất trắng trung tâm. Thiếu máu cục bộ tủy sống tác động nghiêm trọng đến tế bào đệm ít nhánh gây nên tình trạng hủy myelin biểu hiện ra bên ngoài là các bệnh lý thoái hóa mãn tính. Phần vỏ của từng khoanh tủy rất dễ bị tổn thương và chịu thoái hóa hủy myelin sớm là khởi đầu của bệnh lý thoái hóa myelin của tủy cổ.

BS Nam Chung – BV Thiên Hạnh

Gai Đôi Cột Sống Hay Còn Gọi Là Chứng Nứt Đốt Sống
Một Số Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Lưng
sex cams