Hotline 24H

Đánh Giá Bước Đầu Và Cách Xử Lý Chấn Thương Cột Sống Tủy Sống

Nguyên nhân tử vong chính của chấn thương cột sống tủy sống là hô hấp và sốc. Do vậy cũng giống như bất kỳ loại cấp cứu nào luôn ưu tiên đường thở, hô hấp, tuần hoàn kế tiếp khám nhanh thần kinh.

>>> đọc thêm: Bệnh Viêm Tủy Xương / Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Rỗng Tủy

Chú ý: một chấn thương tủy sống có thể gây bỏ sót dấu hiệu của những chấn thương khác như chấn thương bụng hay bất kỳ vùng chấn thương nào nằm bên dưới mức tổn thương tủy sống .

Tất cả những bệnh nhân chấn thương sau nên được điều trị như là chấn thương tủy sống đến khi phát hiện những tổn thương khác:

1. Những tổn thương nặng.

2. Chấn thương kèm giảm tri giác.

3. Chấn thương nhẹ kèm than phiền về cột sống ( đau cổ, lưng hoặc tăng cảm giác đau ) hoặc các dấu hiệu tổn thương tủy ( tê hoặc đau buốt một chi, yếu liệt ).

4. Dấu nghi ngờ chấn thương tủy sống bao gồm:

– Thở bụng.

– Cương cứng dương vật (mất chức năng thực vật).

Những tình huống sau bệnh nhân nên được xử trí theo các hướng khác nhau:

1. Bệnh nhân không có bệnh sử chấn thương đáng kể, nhưng tỉnh táo, không có sử dụng ma tuý và rượu không than phiền về cột sống: hầu hết bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng thì không cần chụp X-Quang cột sống .

2. Bệnh nhân chấn thương nặng nhưng không có bằng chứng rõ ràng tổn thương cột sống và tủy sống: điều cần làm ở đây là loại trừ tổn thương xương và phòng ngừa tổn thương.

3. Bệnh nhân có dấu hiệu thần kinh khu trú: Cần tìm ra những tổn thương xương và kế tiếp ngăn ngừa tổn thương tủy và chức năng ít nhất hay đẩy lùi các tổn thương khu trú.

TIÊU CHUẨN LOẠI TRỪ MẤT VỮNG CỘT SỐNG CỔ

Những trường hợp sau đây ít khi có chấn thương cột sống cổ nặng:

1.Thức, tỉnh táo, định hướng tốt ( không thay đổi tâm thần, không uống rượu, không nghiện ma tuý ).

2.Không đau cổ ( không đau khi cử động ).

3.Không dấu thần kinh khu trú.

XỬ TRÍ NƠI TAI NẠN

1. Bất động là việc đầu tiên và suốt trong quá trình giải phóng và vận chuyển nạn nhân từ nơi xảy ra tai nạn để tránh cử động thụ động và chủ động của cột sống.

a. Giúp bệnh nhân xoay trở

b. Đặt bệnh nhân trên nền thẳng

c. Chèn bao cát 2 bên đầu với 01 tấm vải và băng qua đầu dính vào một điểm của nền thẳng cố định tốt cột sống nhưng phải đảm bảo cử động hàm và khí qua đường thở tốt.

d. Có thể sử dụng thêm nẹp Collar cứng.

2. Duy trì huyết áp

a. Thuốc tăng huyết áp: chỉ định cho những trường hợp bên dưới(đặc biệt chấn thương đứt thần kinh giao cảm). Thường thuốc được chọn là Dopamine hơn là dịch truyền (ngoại trừ mất dịch )

b. Cần bù lượng dịch mất .

c. Bộ đồ chống sốc: Cố định cột sống thấp, bù lại mất trương lực cơ trong chấn thương

3. Duy trì oxy

Nếu không có chỉ định nội khí quản: sử dụng nội khí quản mũi hoặc mặt nạ.

Nội khí quản:

a. Chỉ định cho :

– Chèn ép đường thở.

– Giảm thông khí:

i. Liệt cơ liên sườn .

ii. Liệt cơ hoành (C3-C4-C5).

iii. Giảm tri giác.

b. Thận trọng đặt NKQ ở bệnh nhân cột sống cổ không rõ ràng.

– Sử dụng dụng cụ nâng cằm ( không đẩy mạnh hàm ) tránh ngữa cổ.

– Đặt ống khí quản mũi có thể tránh di động cột sống cổ nhưng bệnh nhân phải tự thở .

– Tránh mở khí quản và sụn nhẫn giáp nếu có thể

4. Khám nhanh gọn vận động phát hiện những khiếm khuyết, yêu cầu bệnh nhân:

a. Cử động cánh tay

b. Cử động bàn tay

c. Cử động bàn chân

d. Cử động ngón chân

Trên đây là một số bước đánh giá cơ bản khi gặp một người bị chấn thương có nghi ngờ chấn thương cột sống tại nơi xảy ra tai nạn. Sơ cứu đúng cách có thể giúp không làm nặng thêm tình trạng bệnh.

BS Nam Chung – Khoa Ngoại Thần Kinh

Nguyên Nhân Chấn Thương Tủy Sống Và Cách Điều Trị
Nhận Biết Triệu Chứng Lâm Sàng Thoái Hóa Cột Sống Cổ
sex cams