Hotline 24H

Dấu Hiệu Trượt Đốt Sống Và Cách Điều Trị Bảo Tồn

Trượt đốt sống là tình trạng đốt sống trên trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống dưới. Tình trạng này khiến bệnh nhân đau thắt lưng, đi đứng khó khăn, và thường đau lan xuống một hoặc hai chân. Có một số tranh cãi liệu có nên sửa những biến dạng hay giữ nguyên hiện trạng do can thiệp phẫu thuật sẽ ảnh hưởng lớn tới cấu trúc cột sống vốn đã bất ổn.

Do cấu trúc nối mấu khớp trên với eo bị đứt:

Chủ yếu xảy ra ở thanh thiếu niên, phải mang bệnh theo suốt cuộc đời. Hỏng cấu trúc kiểu này không bao giờ có thể khôi phục như lúc ban đầu. Khoảng 7/100 người có hiện tượng này, mặc dù 90% số đó không bao giờ biết. Bệnh rất phổ biến ở các vận động viên thể thao chuyên nghiệp. Các triệu chứng bao gồm đau lưng, đau thần kinh tọa, tê liệt, và trong trường hợp nghiêm trọng là mất khả năng đưa cổ chân và các ngón chân lên khi bước đi.

Trượt đốt sống do thoái hóa:

Ngược lại, trượt đốt sống thoái hóa xảy ra chủ yếu ở những người trên 60 tuổi. Bệnh xảy ra như một phần của quá trình thoái hóa. Triệu chứng trượt đốt sống thoái hóa thường kết hợp với triệu chứng hẹp ống sống nặng và dây thần kinh bị chèn ép. Nhiều bệnh nhân không thể đi lại do đau và tê yếu.

Sự mất ổn định cột sống cũng cần được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh nhân cần đi khám ngay nếu thấy lưng biến dạng và đau đớn.

>>> xem thêm: Đai Lưng Cố Định Cột Sống AIDLA

dau-hieu-truot-dot-song

Dấu hiệu lâm sàng cơ năng

Tiền sử

Bệnh nhân trượt đốt sống có thể có triệu chứng đau lưng trước khi đến khám bệnh, tiền sử đau cần quan tâm là:

+ Cách khởi đầu
+ Cường độ đau
+ Tính chất của đau lưng

Sự biến dạng cột sống không phải lúc nào cũng có tương quan với cường độ đau. Thông thường trượt đốt sống độ cao hiếm khi được chấn đoán ở người lớn tuổi do thường phát hiện được ở người trẻ và sau đó phải phẫu thuật. Bệnh nhân trượt đốt sống độ IV có thể không có triệu chứng thậm chí khi dáng đi bị vẹo.

Thỉnh thoảng bệnh nhân trượt đốt sống không triệu chứng có thể diễn tiến đau lưng hoặc đau rễ thần kinh giống như hậu quả của bệnh lý đĩa đệm.

Triệu chứng chính của trượt đốt sống là:

+ Đau thắt lưng ( đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi )
+ Đau chân ( thần kinh tọa )

Cơ chế của đau lưng là do sự phân bổ tải trọng bất thường qua đĩa sụn đốt sống theo đĩa đệm bị thoái hóa. Cường độ đau thay đổi có thể là đột ngột, mãn tính hoặc là cách hồi. Bệnh nhân có thể không đau nặng thêm khi thay đổi tư thế như chuyển từ ngồi sang đứng và thương bớt đau rất nhiều khi nằm nghỉ.

Một số triệu chứng khác có thể gặp là:

+ Đau lưng do trệch đĩa đệm ( đau nặng thêm khi ngồi và cúi phía trước )
+ Đau mặt khớp ( đau tăng khi đứng và ưỡn người về phía sau )
+ Tê bì kiến bò
+ Yếu vận động
+ Triệu chứng cách hồi thần kinh

Đau do trệch đĩa đệm có thể là nguyên nhân thứ phát của thoái hóa đĩa đệm ở đốt trượt hoặc ở đoạn kế cận. Tiếp sau sự thay đổi do thoái hóa của phức hợp xương và dây chằng dẫn đến hình thành gai xương, phì đại, xơ hóa các cấu trúc của mặt khớp tạo nên kiểu đau do khớp cột sống. Triệu chứng cách hồi thần kinh được tạo ra do hẹp ống sống thứ phát do trượt đốt sống và phì đại dây chằng vàng và mặt khớp thoái hóa xâm lấn vào ống sống. Đau dọc theo mông và hai chân xảy ra với đứng hoặc bước đi, đôi khi phối hợp với rối loạn cảm giác, tê bì hoặc yếu chân.

Dấu hiệu Phalen – Dixon

Dấu hiệu này bao gồm đau thần kinh tọa, đau theo xương cùng và xương chậu, gù đoạn thắt lưng cùng, căng vùng kheo dáng đi bất thường ( lạch bạch khung chậu ). Triệu chứng này có nguyên nhân chèn ép chùm đuôi ngựa và sau đó co thắt nhóm cơ ụ ngồi xương đùi. Kích thích rễ L5 – S1 tạo nên triệu chứng đau thần kinh tọa.

Dấu hiệu thực thể

Khám xét thực thể được thực hiện cẩn thận tỉ mỉ để phân biệt các bệnh liên quan và bệnh lý rễ, kiểm tra các tư thế và vận động của cột sống để tìm kiếm triệu chứng thần kinh. Một số trường hợp cần kiểm tra các chức năng cảm giác và vận động.

Tùy theo mức độ của trượt đốt sống, ở trẻ em và thanh niên có thể có các dấu hiệu:

+ Ưỡn quá mức cột sống thắt lưng
+ Không liên tục đoạn cột sống
+ Lệch, rời đốt sống
+ Tư thế gập gối giảm đau
+ Căng vùng kheo
+ Co thắt cơ dựng sống hai bên
+ Bất thường dáng đi
+ Dấu hiệu Lasèque
+ Thiếu hụt vận động cảm giác
+ Rối loạn chức năng bàng quang

Ở người lớn hơn triệu chứng lâm sàng có thể khác hơn tùy thuộc vào sự thoái hóa thứ phát trên đoạn đó. Triệu chứng lâm sàng có thể không điển hình, tuy nhiên có thể gặp một số dấu hiệu như:

+ Căng vùng kheo chân
+ Thiếu hụt cảm giác vận động
+ Đau khi cúi phía trước và xoay hông
+ Đau khi ưỡn ngửa người
+ Hạn chế đi bộ trên đoạn dài

Trượt đốt sống độ thấp (Meyerding độ I – II) đa số điều trị bảo tồn trong khi độ cao ( Meyerding độ III – IV ) chủ yếu là phẫu thuật.

Điều trị bảo tồn

Trong điều trị trượt đốt sống một số yếu tố cần phải quan tâm trước khi lên kế hoạch điều trị gồm:

+ Tiền sử bệnh nhân
+ Độ trượt đốt sống
+ Cấu trúc giải phẫu vùng thắt lưng cùng
+ Tuổi bệnh nhân
+ Thiếu sót thần kinh
+ Mức độ đau
+ Thời gian xuất hiện triệu chứng
+ Các bệnh phối hợp

Tiền sử bệnh nhân

Một số trường hợp trượt đốt sống chưa có biến dạng cột sống nặng nề thường không đau hoặc đau ít và không có biểu hiện thần kinh liên tục mà chỉ thình thoảng đôi khi. Trong khi trượt đốt sống ở người lớn độ thấp có thể chậm tiến triển nặng thì ở trẻ em khả năng trượt nặng thêm là rất cao. Các trường hợp trượt độ cao cần điều trị phẫu thuật và ngược lại trượt đốt sống độ thấp đa số được chỉ định điều trị bảo tồn.

Nguy cơ tiến triển trượt đốt sống nặng nề ở những trường hợp ccos biến dạng vùng thắt lưng cùng đặc biệt là ụ nhô tròn. Ở người lớn trượt đốt sống độ thấp ( độ I, II theo Meyerding ) do viêm, thoái hóa, hay sau phẫu thuật thì tiền sử của bệnh nhân thông thường là bình thường.

Thông thường trong trượt đốt sống, bệnh nhân sẽ đỡ đau hơn khi đĩa đệm hoàn toàn hư hại đổ sập.

Và như vậy, việc điều trị tùy thuộc vào sự hiện diện của các thiếu sót thần kinh do nguyên nhân hẹp lỗ liên hợp hoặc hẹp ống sống trung tâm.

Lựa chọn điều trị bảo tồn

Thông thường, phần lớn bệnh nhân bị trượt đốt sống có thể điều trị bảo tồn, trong trường hợp đau cấp tính có thể sử dụng các biện pháp:

+ Nghỉ ngơi ( < 3 ngày )
+ Thuốc giảm đau+ Thuốc kháng viêm
+ Thuốc giãn cơ

Chỉ định điều trị bảo tồn:

+ Không có biểu hiện thiếu sót thần kinh
+ Ngưỡng đau có thể chịu đựng được
+ Triệu chứng xuất hiện ngắn, tạm thời
+ Bệnh nhân có hiều bệnh phối hợp
+ Triệu chứng có cải thiện bằng các bài tập thể dục

Guidelines điều trị trượt đốt sống 
Nguyên nhân Tuổi Trượt độ thấp(Meyerding I-II) Trượt độ cao(Meyerding III -IV)
Không triệu chứng Chỉ đau lưng Triệu chứng lưng và thần kinh Chỉ đau lưng Đau lưng và triệu chứng thần kinh
Bẩm sinh Trẻ em Không điều trị Hầu hết không mổ Phẫu thuật Phẫu thuật Phẫu thuật
Người lớn Không điều trị Hầu hết không mổ Hầu hết phẫu thuật Phẫu thuật hoặc không Phẫu thuật
Thoái hóa Người lớn Không điều trị Phẫu thuật hoặc không Luôn luôn cần phẫu thuật Phẫu thuật hoặc không Luôn luôn cần phẫu thuật
Sau phẫu thuật Trẻ em Không điều trị Cố gắng không phẫu thuật Phẫu thuật Phẫu thuật Phẫu thuật
Người lớn Không điều trị Cố gắng không phẫu thuật Phẫu thuật Phẫu thuật Phẫu thuật
Bệnh lý Trẻ em Tùy theo nguyên nhân Tùy theo nguyên nhân Tùy theo nguyên nhân
Người lớn Tùy theo nguyên nhân Tùy theo nguyên nhân Tùy theo nguyên nhân
Chấn thương Trẻ em Tùy theo tình trạng trượt Phẫu thuật Phẫu thuật
Người lớn Phẫu thuật Phẫu thuật Phẫu thuật

BS Nam Chung – Khoa Ngoại Thần Kinh

Gãy Xương Cùng
Cẩn Thận Đau Thắt Lưng Có Thể Gây Bại Liệt
sex cams