Hotline 24H

Ảnh Hưởng Đến Cột Sống Khi Trẻ Cõng Cặp Quá Nặng

Những người làm giáo dục cho rằng nhà trường và gia đình cần phối hợp giúp học sinh có cặp sách nhẹ hơn. Bởi theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, việc mang cặp nặng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chiều cao và cột sống.

>>> xem thêm: Đai Chống Gù Lưng / Nguyên Nhân Gây Gù Lưng Và Cách Điều Trị

Ảnh hưởng đến cột sống khi trẻ cõng cặp quá nặng

Trao đổi với VnExpress, bác sĩ phẫu thuật cột sống Nguyễn Hoàng Long (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, hiện tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của việc mang vác cặp nặng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu việc này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chiều cao và cột sống của các em.

“Theo các nghiên cứu thì tình trạng vẹo cột sống trẻ em học đường chiếm tương đối cao, 10-35%. Mức độ vẹo tiến triển theo độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 9″, bác sĩ Long cung cấp. Cách đây hơn một năm, một học sinh ở TP HCM đã bị gãy xương đòn trái, cột sống bị vẹo, gù nhẹ do đeo cặp nặng đi bộ mỗi ngày và kéo dài.

Thừa nhận việc học sinh phải đeo cặp sách nặng là rất phổ biến ở các trường bán trú, cô Cao Thị Hồng, Hiệu trưởng trường tiểu học Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng nguyên nhân là ban giám hiệu chưa có giải pháp hợp lý về việc mang sách vở cho học sinh và phụ huynh mua quá nhiều sách tham khảo cho con.

Nguyên Vụ trưởng giáo dục Tiểu học Nguyễn Kế Hào chỉ ra nguyên nhân sâu xa là học sinh phải học quá nhiều. Học ở trường, về nhà phải học buộc các em phải mang sách vở đi, về. Ngoài ra, luật xuất bản cũng không cấm việc in sách và tài liệu nên hàng loạt sách tham khảo được in ấn, phát hành. Có sách thì bố mẹ, thầy cô bắt mua rồi bắt trẻ học.
Nhà trường cần có giải pháp giúp học sinh không phải mang sách về nhà như có tủ cho học sinh để đồ, không giao bài tập về nhà. Ảnh: Hoàng Thùy.

PGS Văn Như Cương so sánh sách Tây nặng hơn sách ta nhiều lần vì bìa sách của Tây cứng, dày nên nếu học sinh Việt Nam phải mang sách Tây thì còn nặng hơn hiện nay. Tuy nhiên, học sinh Tây lại không phải mang sách về nhà bởi các cháu nhỏ chỉ phải học trên lớp, về nhà được nghỉ ngơi thư giãn. Còn học sinh ta thì phải tận dụng mọi thời gian để học, không học thì bị bố mẹ, thầy cô bắt phải học.

“Việc nặng hay nhẹ không nên xem xét ở mặt khối lượng mà hãy xem xét về mặt kiến thức. Chính kiến thức nặng quyết định việc học sinh có phải mang sách vở nhiều hay không”, PGS Cương nói.

Từ phân tích này, tác giả của bộ sách giáo khoa Toán phổ thông hiện hành góp ý, việc mang sách về nhà đối với trẻ nhỏ là không cần thiết. Sách có thể để ở lớp và học sinh chỉ cần về tay không, hôm sau lại đến học tiếp. Với học sinh cấp 2, thời gian học ở nhà chỉ nên 30-45 phút mỗi ngày và chỉ làm bài tập miệng chứ không phải viết. Và theo PGS Cương, giải pháp tốt nhất để học sinh không phải mang cặp nặng là giảm tải chương trình học.

Rất đồng tình với quan điểm này, thầy Nguyễn Kế Hào cho rằng thật bất hợp lý khi buổi tối người lớn đi chơi còn trẻ con phải ngồi học. “Toàn xã hội phải cùng chung tay, Đảng, Nhà nước cũng cần có định hướng. Tôi chỉ mong các cháu được học nhẹ nhàng, phát triển bình thường, không gò ép”, thầy Hào tâm sự.

Hiệu trưởng Cao Thị Hồng đề xuất một giải pháp đơn giản và đang được trường thực hiện là hướng dẫn học sinh để sách vở lại ngăn bàn ở lớp học. Để đảm bảo an toàn, mỗi lớp cũng được giao một khóa cửa riêng. Hàng ngày các cháu chỉ cần mang cuốn sách giáo khoa nào cần soạn bài về nhà để đọc trước, còn vở chính tả, tập làm văn, ghi đầu bài… đều để lại trường.

“Cuối tuần nếu bố mẹ muốn kiểm tra vở của con thì cô giáo sẽ phát mang về”, cô Hồng nói và cho hay, thi thoảng phải mang cân đến từng lớp kiểm tra đột xuất cân nặng cặp của học sinh. Nếu em nào phải mang quá nặng thì đề nghị giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở phụ huynh kịp thời.

Theo VnExpress

Tập luyện Với Các Bệnh Về Cột Sống
Triệu Chứng Của Viêm Cột Sống Cứng Khớp
sex cams