Hotline 24H

Hỏi Đáp – Quy Trình Chụp Cộng Hưởng Từ Mất Bao Lâu?

Cho em hỏi, mẹ em được bác sĩ chỉ định tái khám và chụp cộng hưởng từ để kiểm tra thoái hóa khớp. Không biết là chụp cộng hưởng từ mất bao lâu? Sau khi chụp thì chờ kết quả có lâu không ạ? Xin tư vấn sớm giúp em. Em cảm ơn ban biên tập.

(Thúy Lan, Bình Tân)

Quy trình chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh giúp bác sĩ có thể quan sát chi tiết các bộ phận bên trong của bệnh nhân và phát hiện được các bất thường nếu có. Thông thường, quy trình chụp cộng hưởng từ được thực hiện theo quy trình như sau:

  • Bệnh nhân chuẩn bị trang phục phù mỏng, phù hợp để chụp cộng hưởng từ do bệnh viện cung cấp.
  • Kiểm tra và thực hiện một số thủ tục trước khi chụp. Bác sĩ cũng có thể hỏi bệnh nhân một số vấn đề về tiền sử bệnh trước khi tiến hành chụp cộng hưởng từ.
  • Bệnh nhân được đưa vào máy quét MRI.
  • Bệnh nhân nằm cố định theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tùy trường hợp chụp chiếu mà bệnh nhân có thể được tiêm gadolinium vào tĩnh mạch để hình ảnh thu được sau chụp chiếu được rõ nét hơn.
  • Sau khi chụp xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân hoàn tất các thủ tục.
  • Bệnh nhân đợi kết quả sau chụp MRI.
  • Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ có những đánh giá chi tiết cho bệnh nhân.

Chụp cộng hưởng từ mất bao lâu?

Hiện nay, chụp cộng hưởng từ MRI thường được tiến hành khá nhanh. Bệnh nhân chỉ mất từ 15 – 45 phút tùy theo vị trí và bộ phận chụp. Cá biệt có một số trường hợp chụp cộng hưởng từ cần chụp nhiều hình ảnh và nằm tại vị trí khó khăn có thể mất khoảng 60 phút hoặc hơn.

Sau khi chụp, kết quả sẽ được gửi đến bạn sau khoảng 15 – 20 phút. Ở những bệnh viện lớn, bệnh nhân tập trung đông thì kết quả có thể mất nhiều thời gian hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn chi tiết về kết quả chụp, đồng thời đưa ra những hướng điều trị cụ thể.

Một số lưu ý trước khi chụp

Trước khi bệnh nhân tiến hành chụp cộng hưởng từ, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân không cần kiêng ăn uống trừ những trường hợp đặc biệt. Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ thông báo trước để bạn chuẩn bị.
  • Nam châm trong máy chụp cộng hưởng từ rất mạnh, để tránh ảnh hưởng, bạn nên lưu ý không mang một số vật dụng như: ví tiền, thẻ tín dụng có dải từ, điện thoại di động, trang sức kim loại, đồng hồ, tiền xu, chìa khóa, bút, kẹp giấy, thắt lưng, kẹp tóc…
  • Thông báo cho bác sĩ nếu có các thiết bị trong cơ thể như: máy tạo nhịp tim, máy khử rung cấy dưới da, implant, thiết bị kim loại khác cấy ghép trong cơ thể.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai.

Chụp cộng hưởng từ có thể giúp quan sát nhiều cơ quan trong cơ thể

Trên đây là một số lưu ý bạn cần biết trước khi chụp cộng hưởng từ. Nhìn chung phương pháp chẩn đoán bằng cộng hưởng từ không mất quá nhiều thời gian. Nếu đang gặp các vấn đề về sức khỏe, bạn không nên ngại thăm khám, chẩn đoán. Càng phát hiện sớm các bệnh lý thì việc điều trị càng đạt hiệu quả cao và dễ dàng hơn.

Dailungcotsong.com

Hỏi Đáp - Chi Phí Bơm Xi Măng Sinh Học Tạo Hình Đốt Sống Lưng?
sex cams