Hotline 24H

Thoái Hóa Khớp Là Gì?

Thoái hóa khớp là căn bệnh xương khớp mãn tính thường bắt gặp nhiều nhất ở người cao tuổi. Nhưng hiện nay, đối tượng mắc phải đã có phạm vị rộng hơn rất nhiều, với những người trẻ tuổi cũng nằm trong nạn nhân của bệnh. Gây ra những biến chứng phức tạp như dẫn đến viêm khớp, viêm đa khớp… Với loại bệnh nguy hiểm này thì chúng ta không nên thờ ơ về nó, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản. Cùng tìm hiểu xem thoái hóa khớp là gì để ngăn ngừa, hạn chế khả năng mắc bệnh.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một bệnh lý thoái hóa ở khớp do những bệnh nhân bị bệnh lý này sẽ suy giảm chức năng của khớp theo thời gian.

Bệnh bắt đầu với sự phát hủy – hay thoái hóa – các khớp giữa các xương trong cơ thể. Những mô đàn hồi, hay còn gọi là sụn, giúp tạo một lớp đệm giữa 2 xương khi chúng tiếp xúc với nhau, giúp chúng khỏi ma sát vào nhau khi chúng ta cử động.

Sụn, cũng giống như các bộ phận giảm shock khác, sẽ mòn đi theo thời gian và do việc sử dụng khớp, và khi chuyện này xảy ra, mô đệm bảo vệ giữa các xương sẽ giảm xuống. Trong bệnh lý thoái hóa khớp, điều này sẽ làm cho phần xương bên dưới sụn trở nên dày lên và phát triển rộng ra ngoài tạo nên các mẩu xương nhọn được gọi là gai xương.

Những cái gai xương này phát triển gần các đầu của xương của các khớp bị ảnh hưởng và có thể gây đau hoặc tê bì.

Nếu bệnh lý thoái hóa khớp nặng dần lên, phần sụn có thể vỡ ra khỏi xương, và lúc này các xương sẽ bắt đầu cọ xát vào nhau. Từ đó các dây chằng sẽ trở nên giãn ra và yếu dần.

Nguyên nhân mắc bệnh thoái hóa khớp

Nguyên nhân nguyên phát

Thoái hóa khớp nguyên phát thường liên quan chặt chẽ đến yếu tố tuổi. Khi tuổi cao, hàm lượng nước trong sụn khớp tăng lên, hàm lượng Protid giảm xuống đồng thời giảm chất lượng của Protid trong sụn khớp. Do đó, sụn khớp bắt đầu thoái hóa với việc xuất hiện các vết nứt sụn, mòn sụn hoặc bong các mảnh sụn và nặng nề nhất là mất sụn.

Việc vận động khớp bị tổn thương sụn khớp do thoái hóa sẽ kích thích và tạo ra tình trạng viêm sụn, triệu chứng đau khớp và sưng nề tràn dịch khớp.

Sự ma sát giữa hai đầu xương do mất sụn khớp sẽ kích thích phát triển mô xương mới tạo nên các chồi xương( hay gai xương) ở quanh khớp. Tình trạng mất sụn khớp gây tăng ma sát dẫn đến triệu chứng đau và hạn chế vận động khớp.

Nguyên nhân thứ phát gây thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thứ phát là gây ra bởi các nguyên nhân rõ ràng. Các nguyên nhân đó có thể là: tình trạng béo phì, các chấn thương lặp đi lặp lại vào khớp, phẫu thuật vào khớp, bệnh Gút, đái tháo đường hay do bất thường cấu trúc khớp bẩm sinh và đôi khi là các rối loạn hormone khác.

Béo phì do tăng tải trọng lên khớp và sụn khớp. Bên cạnh yếu tố tuổi, béo phì là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bệnh, đặc biệt là thoái hóa khớp gối.

Tổn thương của bệnh cũng có thể gặp ở những người mang vác nặng thường xuyên. Những chấn thương tái diễn các thành phần của khớp như dây chằng, xương và sụn cũng là nguyên nhân, gặp với tần suất lớn hơn ở khớp gối của các cầu thủ bong đá và vận động viên chạy marathon.

Sự lắng đọng các tinh thể trong sụn khớp có thể gây thoái hóa khớp, nếu lắng đọng tinh thể urat có thể gặp trong bệnh Gút còn lắng đọng tinh thể canxi pyrophosphate gây ra viêm khớp giả Gút.

Một số người khi sinh ra đã có bất thường cấu trúc khớp, dễ tổn thương sụn khớp do yếu tố cơ học, có thể dễ bị thoái hóa khớp hơn.

Những rối loạn hormone như đái đường hay rối loạn hormone tăng trưởng cũng liên quan chặt chẽ với tổn thương sụn khớp do thoái hóa.

CÁC KHỚP NÀO HAY BỊ THOÁI HÓA

Trên cơ thể người được chia ra thành nhiều các khớp khác nhau, các khớp này đều là những đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa. Sau đây là các khớp lớn phổ biến nhất.

Các khớp dễ dàng mắc bệnh thoái hóa khớp

Khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối thường được bắt gặp nhiều trong xã hội, nguyên nhân do tính chất phải hoạt động nhiều và chịu trọng lực lớn của cơ thể.

Một số các triệu chứng thoái hóa khớp gối:

  • Đau ở 2 bên cạnh và phía trước của đầu gối
  • Việc đứng lên ngồi xuống thấy khó khăn, tê chân, có thể là khớp gối bị biến dạng nhẹ
  • Khi mang vác vật nặng thấy rõ sự suy yếu của khớp dẫn tới bị khuỵụ gối

Ngón tay, bàn tay dễ bị thoái hóa khớp

Cũng như khớp gối, khớp ngón tay và bàn tay cũng dễ mắc phải bệnh này do phải sử dụng nhiều vào cầm nắm chịu tác động nhiều của lực.

Các biểu hiện giúp phát hiện:

  • Ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng sưng đau ở khớp.
  • Nặng có thể thấy sự biến dạng của khớp như: ngón tay trở nên gồ ghề, xung quanh có các nốt cứng hay ngón tay bị cong.

Khớp háng

Khớp háng được chia ra thành khớp háng trái và khớp háng phải. Cả 2 khớp này đều có tỷ lệ mắc bệnh tương đương nhau.

Triệu chứng của thoái hóa khớp háng:

  • Phía trước háng có cảm giác đau sâu từ bên trong.
  • Đau nhức phía trước hay bên cạnh đùi.
  • Đau ở sau bên mông và lan xuống dưới đầu gối.

Thoái hóa cột sống cổ

Khi đốt sống cổ bị thoái hóa, người bệnh sẽ có biểu hiện đau mỏi vùng vai gáy, cơn đau do sự chèn ép từ dây thần kinh lan xuống cánh tay.

Cột sống thắt lưng hay bị thoái hóa khớp

Là sự tổn thương ở vùng cột sống hay gặp phải. Có thể làm người bệnh đau mỏi từ phần lưng chạy dọc xuống tới chân khi bị ảnh hưởng tới dây thần kinh tọa.

Các triệu chứng nhận biết:

  • Ngủ dậy thấy đau và kéo dài tới 30 phút. Đây là biển hiện ở giai đoạn đầu của bệnh
  • Khi tiến triển hơn sẽ xuất hiện những cơn đâu âm ỉ diễn ra cả ngày, tăng lên khi làm việc.

Gót chân

Người bệnh thoái hóa khớp gót chân thường có cảm giác tê gót khi bước bân ra khỏi giường vào các buổi sáng

Bàn chân

Khi khớp bàn chân bị thoái hóa thường tập trung nhất là vào vị trí gốc của ngón cái. Biểu hiện ra bên ngoài có thể như làm cứng ngón này hay cong vẹo, di chuyển khó khăn kèm theo đau nhức.

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA KHỚP

Để phòng ngừa và làm chậm đi quá trình thoái hóa khớp thì bạn cần phải xây dựng một chế độ tập luyện, sinh hoạt hợp lý., một thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là sau khi qua tuổi 40.

Khi lao động và sinh hoạt, cần tránh các tư thế không phù hợp hay các động tác quá mạnh và đột ngột. Hạn chế tình trạng tăng cân – béo phì để giảm áp lực lên các khớp xương… Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về khớp, cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

+ Cần tránh việc sai tư thế trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, giảm những động tác mạnh và đột ngột.
+ Ăn uống hợp lý, tránh thừa cân, béo phì sẽ gây nhiều áp lực lên khớp.
+ Cần tới những cơ sở thăm khám khi có các biểu hiện của thoái hóa khớp
+ Nên cung cấp những dưỡng chất tốt cho quá trình nuôi dưỡng xương và sụn tăng sức bền và dẻo dai cho khớp.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp tốt nhất

Cho tới nay vẫn chưa có thuốc hiệu quả nhằm điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Điều trị chủ yếu nhằm mục đích giảm đau, duy trì vận động khớp và làm chậm tiến triển của bệnh.

Các phương thức điều trị bao gồm nội khoa (dùng thuốc, không dùng thuốc) và ngoại khoa (phục hồi và thay khớp).

Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cần dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng bệnh nhân, như tuổi, cân nặng, mức độ thoái hóa cũng như các bệnh kèm theo.

Nếu liên tục thấy đau ở lưng, tay hoặc chân thì rất có thể bạn đã mắc phải thoái hóa khớp. Hãy đến các trung tâm y tế để kiểm tra từ đó sẽ có biện pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.

Dailungcotsong.com

Xoa Bóp Trị Viêm Quanh Khớp Vai
Nên Ăn Gì Để Giảm Đau Khớp Trong Ngày Lạnh?
sex cams