Hotline 24H

Các Biến Chứng Bệnh Gout Nguy Hiểm

Biến chứng bệnh gout xảy ra khi tình trạng xương khớp của người bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn do đa dạng nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bệnh gút có nguy hiểm không tùy thuộc vào cách điều trị và ý thức chủ động chăm sóc sức khỏe của từng người bệnh. Biến chứng bệnh gout là những bệnh lý phức tạp hoặc thậm chí là gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, như là gãy xương, bệnh thận, nhồi máu cơ tim và đột tử,…

Bệnh gút có nguy hiểm không?

Bệnh gút không nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và tiếp nhận điều trị đúng cách. Tuy nhiên gút cũng có thể gây ra những biến chứng nặng nề nếu không điều trị phù hợp.

Đây là một bệnh cơ xương khớp khá phổ biến hiện nay, là một dạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ acid uric dư thừa trong máu. Hiện tượng thừa acid uric có thể do đa dạng nguyên nhân như di truyền, dư đạm, thừa cân béo phì, lạm dụng rượu bia,…

Vì những nguyên nhân này, bệnh gout thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới so với nữ giới. Lượng acid dư thừa này sẽ tích tụ bên trong cơ thể, tại các khớp. Một thời gian sau sẽ gây tình trạng sưng đau tại vị trí, viêm khớp cho người bệnh, đây cũng chính là những triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh gout.

Bệnh gây bất tiện, cản trở vận động hằng ngày của người bệnh đáng kể vì các cơn đau ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh gút là bệnh lành tính, ở giai đoạn cấp tính, bệnh có thể được điều trị dứt điểm bằng thuốc kết hớp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. (1)

Biến chứng bệnh gout có khả năng xảy ra ở những đối tượng bị bệnh gút mạn tính, người lớn tuổi có người bệnh nền, sức đề kháng kém hoặc người không tuân thủ theo phác đồ điều trị gout cấp tính, có những thói quen xấu khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Và dù gút là một bệnh xương khớp lành tính, biến chứng bệnh gout phổ biến gồm gãy xương, sỏi thận, đái tháo đường đều là những bệnh lý nguy hiểm có thể gây tàn phế suốt đời, đe dọa lớn đến tính mạng người bệnh.

Bệnh không điều trị có gây tử vong không?

Bệnh gout không điều trị dù không gây tử vong một cách trực tiếp. Tuy nhiên, bệnh gout kéo dài, không được điều trị bằng thuốc chỉ định hoặc chế độ ăn cải thiện sức khỏe xương khớp đầu tiên sẽ gây đau đớn cho người bệnh do viêm sưng không thuyên giảm, hoặc nặng hơn.

Hơn nữa, bệnh không điều trị có thể tăng cao rủi ro tử vong của người bệnh do những bệnh là biến chứng của bệnh gout. Điều này sẽ xảy ra dễ dàng với những người có sức đề kháng yếu, có bệnh sử bị gout hoặc những bệnh cơ xương khớp liên quan, từng mắc bệnh về thận,… (2)

Cụ thể, theo Tổ chức Arthritis Foundation (tạm dịch: Tổ chức Viêm Khớp Hoa Kỳ), acid uric có thể làm hỏng các mạch máu, bệnh gout có thể gia tăng đáng kể nguy cơ gặp các vấn đề tim mạch như suy tim, đau tim và đột quỵ. Bệnh gút cũng làm tăng 78% nguy mắc các bệnh lý về thận, và cũng tăng gấp đôi tình trạng ngưng thở khi ngủ ở người.

Khuyến cáo rằng, gout cần được điều trị ngay lập tức sau khi phát hiện bệnh. Dù không gây tử vong trực tiếp nhưng việc trì hoãn hoặc không điều trị gout sẽ khiến người bệnh đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, là một mối đe dọa lớn cho tính mạng người bệnh.

Những yếu tố khiến bệnh gút trở nặng

Những yếu tố khiến bệnh gút trở nặng liên quan đến lượng acid uric trong cơ thể, nếu lượng acid uric không giảm trong thời gian dài bệnh gút sẽ tiến triển năng hơn, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng hơn.

Bệnh gout sẽ trở nặng khi người bệnh không thực hiện đều trị theo chỉ định từ bác sĩ, không làm giảm được nồng độ acid uric trong máu. Việc này có thể do người bệnh chủ quan, không điều trị bệnh gout, phát hiện bệnh trễ hoặc không thực hiện điều trị nội khoa theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của người bệnh cũng là một trong những lý do quan trọng trong quá trình điều trị gout. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe con người, vì thế dù người bị gout có dùng thuốc điều trị bệnh nhưng tiêu thụ quá nhiều thức ăn giàu đạm, sử dụng rượu bia với tần suất cao cũng sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Do vậy, lối sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của người bệnh được xem như là chìa khóa chính giúp ngan ngừa biến chứng của bệnh gout.

10 biến chứng bệnh gout thường gặp

1. Tophi

Hạt tophi là những khối tinh thể urat, xuất hiện xungq uanh khớp, xảy ra với những người mắc bệnh gout lâu năm. Các hạt tinh thể này có hình dạng như các nốt sần, căng phồng bên dưới da tại vị trí như bàn chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay, gân gót chân,…

Các hạt tophi có thể dễ dàng nhìn được bằng mắt thường, và sờ vào được. Khu vực xung quanh các vùng hạt tophi có hiện tượng nóng, mềm, hạt bị sưng đau. Người bệnh cảm thấy khó cử động khớp, giảm biên độ chuyển động gây ra bất tiện trong sinh hoạt.

2. Tổn thương và biến dạng khớp

Biến chứng tổn thương và biến dạng khớp thường xảy ra ở người bị gút mạn tính, tình trạng sưng tấy tại khớp viêm xảy ra thường xuyên.

Viêm khớp gout mạn tính có thể dẫn đến tình trạng tổn thương khớp vĩnh viễn, từ đó gây biến dạng và cứng khớp. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn để vận động của người bệnh lâu dài. Với những trường hợp xấu nhất, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để khắc phục biến dạng khớp.

3. Sỏi thận

Nồng độ acid uric dư thừa bên trong cơ thể và cứ 10 người bệnh gout sẽ có 2 người bị sỏi thận. Thận là cơ quan lọc chất thải trong máu, acid uric cũng sẽ được lọc ở thận. Việc dư thừa acid uric trong thời gian dài sẽ dẫn sự kết tủa muối urat. Từ đó, tạo ra sỏi acid uric trong thận.

4. Bệnh thận và suy thận

Bệnh lý thận và suy thận phát triển từ sỏi thận acid uric. Các khối sỏi làm tăng nguy cơ tổn thương thận, thậm chí để lại sẹo khiến cho thận bị suy giảm chức năng, và là tiền đề của suy thận.

5. Gãy xương

Biến chứng bệnh gout cũng bao gồm gãy xương. Cụ thể, gout làm tăng nguy cơ gãy xương do tính chất của xương bị tác động xấu từ viêm, sưng do acid uric kết tủa. Việc phát triển hạt tophi cũng là một trong số các nguyên nhân gây tổn thương đến xương, làm xói mòn xương. Tình trạng kéo dài sẽ khiến cho xương yếu đi, người bệnh mắc phải loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương cao, dẫn đến dễ gãy xương.

6. Các vấn đề về mắt

Tỷ lệ người bị gout gặp biến chứng về mắt không cao, có thể nói đây là một biến chứng hiếm gặp của bệnh gout. Dù vậy, cần lưu ý rằng tinh thể aicd uric có thể ảnh hưởng đến thị giác, bằng việc tác động xấu lên mí mắt, giác mạc và mống mắt.

7. Bệnh tim mạch

Các bệnh tim mạch là một cảnh báo lớn đối với người bệnh gút. Dù gout không trực tiếp gây ra bệnh lý tim mạch nhưng nghiên cứu cho thấy loại viêm khớp này làm nguy cơ đau tim và đột quỵ ở người tăng cao gấp 2 lần so với bình thường.

Nguyên nhân của biến chứng này là do acid uric khiến tích tụ các tinh thể urat, hình thành các cục máu đông. Và đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng rủi ro đau tim và đột quỵ ở người.

Biến chứng bệnh gout liên quan đến tim mạch rất nguy hiểm vì người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong do suy tim, tỷ lệ gấp 2 lần so với người chưa từng bị bệnh gout.

8. Vấn đề với giấc ngủ

Có rất nhiều người bệnh gout gặp vấn đề với giấc ngủ, đó là bởi vì cơn đau gout thường xảy ra vào buổi đêm, cường độ cơn đau gây khó chịu và đôi lúc đánh thức người bệnh.

Trong trường hợp cơn đau kéo dài dai dẳng, liên tục khiến người bệnh thức giấc do đau và không thể ngủ lại được sẽ làm sức khỏe sút giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, biến chứng còn khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng, dễ dàng mắc phải hàng loạt những vấn đề sức khỏe do mất ngủ. (4)

Những vấn đề về giấc ngủ là biến chứng bệnh gout phổ biến là:

+ Rối loạn giấc ngủ
+ Buồn ngủ vào ban ngày
+ Khó ngủ
+ Ngưng thở khi ngủ
+ Người bệnh sẽ gặp các hệ lụy do biến chứng này như:
+ Mệt mỏi
+ Ngáy ngủ
+ Khó tập trung
+ Bồn chồn khi ngủ
+ Khó thở khi ngủ

9. Giảm mật độ xương

Giảm mật độ xương là một biến chứng do việc xương bị tổn thương, suy giảm chức năng xương. Mật độ xương là lượng mô khoáng có trong cơ thể con người được đo trên diên tích g/cm2. Mật độ xường còn được xem là thước đo chất lượng xương, tiên lượng các vấn đề về xương mà người bệnh có thể mắc phải như loãng xương.

Người bị gout làm giảm mật độ xương bởi vì tình trạng viêm sưng tại các khớp, xuất hiện hạt tophi làm tổn hại trực tiếp đến xương, tăng cao nguy cơ mắc các bệnh lý khác về xương khớp, điển hình là loãng xương, biến chứng gãy xương.

10. Vấn đề về sức khỏe tâm thần

Vấn đề về sức khỏe tâm thần của người bệnh gout đa phần đến từ ảnh hưởng từ sự lo lắng tình trạng bệnh mỗi ngày, các cơn đau mỗi ngày, sự rối loạn giấc ngủ thường gặp, sự bất tiện từ việc hạn chế vận động trong các hoạt động thường ngày. Những điều này khiến người bệnh không chỉ suy nhược sức khỏe thể chất mà còn suy giảm sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Đây là tiền đề của các bệnh lý như rối loạn lo âu, trầm cảm,…

Các phương pháp điều trị để hạn chế biến chứng

Để điều trị bệnh gout, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng, người bệnh cần chủ động trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày bên cạnh uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để lượng acid uric có thể được cân bằng trong khoảng thời gian tối ưu nhất, hạn chế việc bệnh kéo dài quá lâu.

Những phương pháp giúp giảm nguy cơ biến chứng bệnh gout mà bạn có thể tham khảo:

+ Hạn chế những thực phẩm giàu purine, hạn chế hoặc không uống rượu, nước trái cây đóng hộp và nước ngọt để giảm sự tích tụ aicd uric
+ Uống nhiều nước để hỗ trợ thúc đẩy quá trình giảm nồng độ acid uric trong máu
+ Duy trì cân nặng vừa phải
+ Thuờng xuyên luyện tập, chơi thể thao để nâng cao sức khỏe chung
+ Thường xuyên kiểm tra các chỉ số huyết áp, đường trong máu
+ Đến bệnh viện để kiểm tra chức năng thận và mật độ xương định kỳ

Lưu ý để bệnh không tiến triển nặng

Lưu ý quan trọng nhất mà người bẹnh gout cần làm là duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ các vitamin cũng như khoáng chất, kiểm soát được lượng chất nạp vào trong cơ thể. Bên cạnh đó, loại bỏ các thói quen xấu để ổn định và cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Việc uống thuốc điều trị gout, hoặc các loại thuốc chống viêm, giảm đau cũng đều cần tham vấn và uống theo liều lượng được bác sĩ chỉ định.

Để hạn chế tối đa việc tái bệnh gout, người có bệnh sử gout cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh này lâu dài. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra mật độ xương, tình trạng thận, nồng độ acid uric trong máu để có thể nắm rõ được cơ thể và sức khỏe cơ xương khớp của chính mình.

Biến chứng bệnh gout là những bệnh lý phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh như hạt tophi, bệnh về thận, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, rối loạn giấc ngủ. Bệnh gout có nguy hiểm không phụ thuốc vào cách mà mỗi người quản lý sức khỏe và tình trạng gout của chính mình. Để hạn chế biến chứng, rút ngắn thời gian điều trị bệnh, ngoài việc uống thuốc theo đúng kê toa của bác sĩ, người bệnh cũng cần phải duy trì thói quen sống lành mạnh, kết hợp với chế độ ăn dinh dưỡng, phù hợp với người bệnh gout nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ acid uric dư thừa ra khỏi cơ th

Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Gout Cấp Tính
Tư Thế Đúng Tránh Cong Vẹo Cột Sống
sex cams