Hotline 24H

Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Phương Pháp Cấy Chỉ

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả và biến chứng nặng nề cho người bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm như dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật, cấy chỉ vào huyệt đạo… Biện pháp cấy chỉ vào huyệt đạo là một giải pháp hữu ích đối với người bị thoát vị đĩa đệm và có hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Bài viết sau đây sẽ mang đến thông tin cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo.

Cấy chỉ là gì?

Thực chất, cấy chỉ vào huyệt đạo là một phương pháp châm cứu hiện đại, được coi là một bước tiến của phương pháp châm cứu. Nhưng do mang một cái tên dân dã nên đã khiến cho nhiều người còn xa lạ với phương pháp chữa bệnh này, thậm chí còn phủ lên nó một phép màu huyền bí.

Cấy chỉ còn có một số tên gọi khác như chôn chỉ, vùi chỉ, nhu châm… Theo ông bà ta thì không nên gọi là chôn chỉ, vùi chỉ do có thể gây cho người bệnh một cảm giác không nên có.

Quy trình cấy chỉ

A – Chuẩn bị :
+ Chỉ catgut Plain (catgut norman) số 2 hoặc số 3 thích hợp với loại kim tương ứng.
+ Kim có thông nòng.
+ Găng tay vô trùng
+ Toan có lỗ, khay, bông, gạc vô trùng

B – Tiến hành
+ Chuẩn bị bệnh nhân có chỉ định chôn chỉ sau khi đã loại trừ những nhóm không được chôn chỉ.
+ Chọn huyệt theo phác đồ điều trị từng bệnh
+ Vô trùng dụng cụ.
+ Cắt ngắn chỉ catgut tùy theo vị trí nông sâu của huyệt và cho vào kim thông nòng
+ Sát khuẩn nhanh vùng huyệt cần chôn chỉ
+ Châm kim thông nòng có chỉ vào huyệt vị, hướng và vị trí tùy theo mức độ bổ tả.
+ Bấm cần đẩy chỉ để đưa chỉ vào huyệt
+ Sát khuẩn lại và theo dõi bệnh nhân khoảng 15p để đề phòng các biến chứng

C – Liệu trình điều trị
Nói chung từ ba tuần đến một tháng thì buộc chỉ, cấy chỉ lại một lần, căn cứ vào thể chất cơ thể của người bệnh mà rút ngắn hoặc kéo dài thời gian buộc chỉ một cách thích hợp. Cơ thể yếu hoặc người có nhiều bệnh thì hoặc luân phiên nhau giữa các nhóm huyệt hoặc thời gian buộc chỉ dài hơn.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở cột sống. Đau tăng khi cúi, khi ho hắt hơi hoặc gắng sức.

>>> đọc thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm L5-S1 / Phình Lồi Đĩa Đệm Khác Gì Thoát Vị Đĩa Đệm ?

Nếu thoát vị vùng thấp của lưng sẽ gây đau lưng, có kết hợp hoặc không dấu hiệu đau dọc dây thần kinh tọa. Cơn đau có thể lan xuống mông, mặt trước và mặt sau chân.

Nếu thoát vị đĩa đệm vùng cổ, sẽ có triệu chứng đau cổ, không xoay cổ được. Đau lan ra vai gáy, cánh tay, bàn tay kèm theo cảm giác tê bì.

Bệnh nếu không điều trị sớm và kịp thời sẽ gây ra triệu chứng teo cơ, yếu liệt. Đây là triệu chứng xuất hiện muộn sau một thời gian khá dài mắc bệnh, các chi bị teo nhỏ khiến khả năng vận động khó khăn, lâu hơn nữa khiến người bệnh bị tàn phế.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo

Theo các chuyên gia cho rằng các phương pháp điều trị như dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật… đều có những hạn chế nhất định do thời gian điều trị kéo dài. Phương pháp phẫu thuật có thể để lại biến chứng, khó khăn cho người có tâm lý sợ mổ và người cao tuổi. Hơn nữa, chi phí chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp này khá tốn kém. Phương pháp dùng thuốc có thể gây một số tác dụng phụ, hại gan, thận, dạ dày…

Việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ là một giải pháp hiệu quả giúp người bệnh không phải phẫu thuật. Biện pháp cấy chỉ chỉ là một kỹ thuật xâm lấn có giới hạn, giúp người bệnh giảm đau, phục hồi chức năng vận động.

Phương pháp này tác động vào huyệt vị nhằm kích thích các chất nội sinh có tác dụng chống viêm, giảm đau, cân bằng quá trình tạo – hủy xương, giảm áp lực khu thoát vị, giải phóng chèn ép rễ thần kinh trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ không “kén” người bệnh nên những trường hợp có biến chứng teo cơ, tiểu tiện không tự chủ đều có thể tiến hành được. Biện pháp cấy chỉ còn kích thích tăng cường dinh dưỡng, hồi phục thần kinh, cơ bắp. Trường hợp để lại di chứng sau phẫu thuật vẫn áp dụng được phương pháp cấy chỉ.

Sử dụng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo khá an toàn, không gây biến chứng cho người bệnh. Tỷ lệ người bệnh tái phát thoát vị đĩa đệm sau khi chữa trị bằng phương pháp này rất nhỏ, chỉ xảy ra ở trường hợp do tuổi tác cao kéo theo sự thoái hóa, có sai sót trong quá trình vận động hàng ngày.

Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo

Người bệnh thường phải trải qua 3 liệu trình và có thể nhiều hơn tùy vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bênh. Mỗi liệu trình cấy chỉ vào huyệt đạo cách nhau 15 ngày, đây cũng là ưu điểm của phương pháp này do rút ngắn được thời gian điều trị.

Chi phí thực hiện theo phương pháp này thấp hơn so với các phương pháp khác. Bên cạnh đó, phương pháp cấy chỉ để chữa thoát vị đĩa đệm còn điều trị được các bệnh lý như mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp…

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tránh vận động mạnh, mang các nặng, cử động, xoay đột ngột để bảo vệ cột sống, tránh thương tổn. Việc tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn cũng có tác dụng tốt trong chữa thoát vị đĩa đệm, giúp tăng cường sự dẻo dai, chắc khỏe cơ bắp.

BV ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Chỉ Định Phẫu Thuật Cho Gãy Cột Sống Thắt Lưng
Bài Tập Tốt Cho Người Bị Thoái Hóa Đốt Sống Cổ
sex cams