3 cách chữa đau dây thần kinh tọa giúp người bệnh giảm đau nhanh
Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh tọa đều gặp phải những cơn đau nhức thường xuyên từ phần hông xuống chân. Tìm hiểu ngay thuốc chữa bệnh đau dây thần kinh tọa thường được sử dụng nhất hiện nay để khắc phục căn bệnh này hiệu quả.
Đau dây thần kinh tọa là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức, nơi dây thần kinh đi qua. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với các biến chứng như teo cơ, giảm khả năng vận động, biến dạng xương và cột sống…
Nội dung bài viết bao gồm:
- Bệnh đau dây thần kinh tọa là gì?
- Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa
- Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa
- 3 cách chữa đau dây thần kinh tọa
4.1 Chữa đau dây thần kinh tọa với y học hiện đại
4.2 Chữa đau dây thần kinh tọa với y học cổ truyền
4.3 4 bài tập chữa đau dây thần kinh tọa- Những cách tự nhiên giảm đau dây thần kinh tọa
Bệnh đau dây thần kinh tọa là gì?
Theo một số tài liệu cho biết, đau dây thần kinh tọa là tình trạng đau dây thần kinh bên hông bị chèn ép và tổn thương.
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh chạy dọc từ sau lưng cho tới mặt sau của chân. Có thể xem đây là dây thần kinh dài nhất của cơ thể. Một khi dây thần kinh bị tổn thương, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải những cơn đau nhức ở vùng lưng lan xuống hông và mông.
Bệnh đau dây thần kinh tọa thường gặp nhất ở những đối tượng bước qua độ tuổi 40. Ở độ tuổi này, xương khớp của người bệnh bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với các triệu chứng đau nhức, khó chịu do căn bệnh này gây ra.
→ Bạn nên xem thêm: Một Số Biến Chứng Đau Thần Kinh Tọa Rất Nguy Hiểm
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa là một trong những hội chứng thần kinh, có đặc điểm chủ yếu là đau ở dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của dây thần kinh này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa nhưng chủ yếu vẫn là do những tổn thương ở cột sống thắt lưng như:
– Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến đau dây thần kinh tọa.
– Các bất thường ở cột sống thắt lưng cùng: Triệu chứng này gặp phải ở một số bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh tọa do dị tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh do viêm nhiễm tại chỗ (do nhiễm độc chì, nhiễm khuẩn, bị lạnh, tiểu đường…), do bị di căn cột sống (K vú, K tuyến tiền liệt, U buồng trứng…).
– Nguyên nhân trong ống sống: U tủy và u màng tủy, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng, viêm màng nhện tủy khu trú… gây đau thần kinh tọa.
– Một số nguyên nhân khác: Đây là một số căn bệnh hiếm gặp hơn, khó chẩn đoán và thường chỉ xác định được sau phẫu thuật như bị dãn tĩnh mạch quanh rễ, phì đại dây chằng vàng, dãn tĩnh mạch màng cứng, rễ thần kinh thắt lưng L5 hoặc cùng S1 to hơn so với bình thường.
Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa
Với những bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh tọa, người bệnh thường gặp phải một hoặc cùng lúc nhiều triệu chứng đau dây thần kinh tọa sau đây:
– Đau ở vùng thắt lưng và kèm theo tình trạng cơn đau lan dọc xuống chi dưới theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau thường đột ngột xuất hiện sau khi người bệnh gắng sức hoặc gây sang chấn ở vùng thắt lưng, hoặc sau cú bước hụt (do tình trạng thoát vị đĩa đệm).
– Người bệnh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng đau âm ỉ hoặc đau cấp tính. Cơn đau có thể tăng lên khi người bệnh gắng sức, thay đổi tư thế hoặc chỉ cần bệnh nhân ho, hắt hơi nhẹ cũng đã thấy đau. Đặc biệt, ban đêm các cơ xương khớp của người bệnh có xu hướng đau nặng hơn.
– Người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng khác như cảm giác như bị kiến bò tại vùng bị bệnh, hoặc thấy tê nóng, đau rát như dao đâm…
– Nếu dùng mắt quan sát người bệnh lúc đi hoặc đứng, bạn sẽ dễ thấy ½ người bên lành bị hạ thấp, cong vẹo người về phía bên lành. Khi đứng, phía chân bên đau thường có xu hướng hơi co lên, đồng thời tay chống vào mạn sườn hoặc đầu gối bên đau.
3 cách chữa đau dây thần kinh tọa
Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh tọa đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày bởi các cơn đau xuất hiện dai dẳng. Chính vì vậy, nếu chẳng may gặp phải các triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa, người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị bệnh sớm. Tùy vào từng tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị thích hợp.
1/ Chữa đau dây thần kinh tọa với y học hiện đại
Thông thường, với những người bệnh đau dây thần kinh tọa ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc để có thể kiểm soát được tình trạng đau nhức. Riêng những trường hợp nặng, người bệnh không thể sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị phẫu thuật.
# Dùng thuốc
Thuốc chữa đau dây thần kinh tọa thường là các loại thuốc giảm đau như Aspirine, thuốc có chứa Corticoid hoặc Novocain, thuốc kháng viêm không steroide,… Những loại thuốc này có tác dụng phong bế rễ thần kinh ngoài màng cứng hay trong màng cứng, kết hợp với bổ sung vitamin B12. Một số dòng thuốc giãn cơ cũng thường được áp dụng để điều trị căn bệnh này như Myolastan, thuốc an thần Xanax, Seduxen,…
Các loại thuốc Tây y thường chỉ có tác dụng giảm đau cho người bệnh trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó, nguồn gốc và căn nguyên của bệnh không được giải quyết triệt để khiến cho bệnh càng dễ tái phát. Ngoài ra, nếu bạn lạm dụng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc chứa corticoid có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, dạ dày,…
# Phẫu thuật
Phẫu thuật được xem là phương pháp cuối cùng có thể giúp bệnh nhân dễ dàng kiểm soát được bệnh đau dây thần kinh tọa. Với những trường hợp quá nặng, bệnh nhân đã tiến hành sử dụng thuốc nhưng vẫn không khỏi, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện giải pháp này, người bệnh được tiêm Iniprol hoặc Hexatrione để tiêu nhân. Nếu việc tiêu nhân thất bại và bệnh nhân đau không thể chịu được dù đã uống thuốc giảm đau thì biện pháp phẫu thuật sẽ được tiến hành. Hiện nay, có 2 hình thức phẫu thuật, đó là dùng laser hoặc phẫu thuật hở.
Mặc dù phương pháp phẫu thuật có thể cải thiện được tình trạng bệnh của bệnh nhân nhưng chính phương pháp này cũng tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm như hôn mê, mất máu, nhiễm trùng,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
→ Bạn nên tìm hiểu: Phác đồ điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa
2/ Chữa đau dây thần kinh tọa với y học cổ truyền
Y học cổ truyền sử dụng thuốc Đông y để chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Theo Đông y, hội chứng đau dây thần kinh tọa thuộc phạm trù chứng “Thống” hoặc chứng “Tý”. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là vừa do yếu tố bên ngoài và bên trong.
Để chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa, Đông y không chỉ loại bỏ các tác nhân gây bệnh bên ngoài mà còn nhanh chóng đi sâu vào căn nguyên của bệnh. Đây là phương pháp chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa mà Đông y chú trọng.
Các bài thuốc Đông y được kết hợp bởi các loại thảo dược điều trị bệnh khác nhau. Chúng khá an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân và không gây ra tác dụng phụ như một số loại thuốc tây.
Thuốc Đông y có tác dụng giảm tình trạng đau nhức và bồi bổ chức năng của Can, Thận, khí huyết. Từ đó loại thuốc này có thể phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh tọa tái phát.
Một số bài thuốc Đông y được áp dụng hiện nay:
Bài thuốc 1: Phong thấp hoàn
+ Thành phần:
Chi mẫu, Phòng phong, Xuyên quy
Hoàng Cầm, Quế chi, Đỗ trọng
Ngưu tất, Hy thiêm, Độc hoạt,…
+ Công dụng:
Giải độc, thanh nhiệt tà, giảm đau
Sơ phong và thông kinh hoạt lạc, hóa thấp.
Bài thuốc 2: Bổ thận hoàn
+ Thành phần:
Quế thanh, Đương quy, Xuyên khung
Nhĩ hương, Bạch linh, Hoàng kỳ, Trạch tả
Thương truật, Cam thảo, Cát căn,…
+ Công dụng:
Sơ thông kinh lạc, khu phong, trừ thấp
Tán hàn, kiện tỳ, bổ khí huyết, dương âm
Bổ can thận, mạnh gân cốt.
Bài thuốc 3: Giải độc hoàn
+ Thành phần:
Kim ngân cành, Hồng hoa, Bồ công anh
Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Vỏ gạo
Bạc sau, Nhân trần,…
+ Công dụng:
Thanh lọc cơ thể, giải độc, thanh nhiệt, mát gan
Tiêu sưng, giảm phù nề.
Nuôi dưỡng sụn khớp, bảo vệ và tái tạo sụn khớp
Tăng độ dẻo dai và đàn hồi cho khớp
Lưu thông khí huyết đến tận tứ chi
3/ Bài tập chữa đau dây thần kinh tọa
Áp dụng các bài tập chữa bệnh đau dây thần kinh tọa là phương pháp được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Những cách này có thể hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, tê buốt do bệnh đau dây thần kinh tọa gây ra. Tuy nhiên, để các bài tập trên đạt hiệu quả như mong đợi, người bệnh cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc kỹ thuật viên. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý áp dụng vì rất dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.
Một số bài tập người bệnh có thể tham khảo:
# Bài tập 1: Cải thiện vùng thắt lưng
+ Tác dụng:
Cải thiện tình trạng đau nhức ở vùng thắt lưng.
Giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
+ Thực hiện:
Đầu tiên, người bệnh cần phải nằm trên thảm hoặc chiếu và dùng một chiếc gối nhỏ hoặc một quyển sách kê dưới đầu.
Tiếp đến, bạn cong hai đầu gối và giữ cho bàn chân được thẳng. Đồng thời, khoảng cách giữa hai bàn chân phải bằng với độ rộng của hông.
Thả lỏng phần trên của cơ thể và gập cằm nhẹ nhàng về phía ngực.
Cong một phần đầu gối lên về phía ngực và dùng tiến hành dùng 2 tay ôm chặt đầu gối.
Lúc này, người bệnh cần phải kéo dần dần về phía ngực đến mức có thể.
Giữ tư thế này trong khoảng 20 – 30 giây và kết hợp hít thở sâu.
Sau khi thực hiện động tác trên, người bệnh tiến hành đổi chân và thực hiện 3 lần liên tiếp.
→ Lưu ý: Trong quá trình luyện tập bài tập này, người bệnh đừng quá căng cổ, vai và ngực. Bên cạnh đó, người bệnh chỉ được kéo giãn ở mức thoải mái nhất có thể, không được gắng sức.
# Bài tập 2: Kéo giãn cơ đùi sau
+ Tác dụng:
Làm tăng cơ đùi chân, giúp vùng chân đỡ đau nhức.
Tạo độ đàn hồi tốt cho xương khớp dọc phần lưng trở xuống chân.
+ Thực hiện:
Bước đầu tiên, bạn ngồi thẳng lưng và để một chân lên một vật cố định như bậc thang hoặc nấc thang.
Tiếp đến, bạn hãy giữ chân thẳng và duỗi thẳng các ngón chân.
Sau đó, bạn hãy ngả người về phía trước và giữ thẳng lưng.
Hãy giữ tư thế này trong khoảng 20 – 30 giây và kết hợp với việc thở sâu.
Bạn tiến hành đổi chân và thực hiện các động tác này từ 2 đến 3 lần.
→ Lưu ý: Khi thực hiện các tư thế kéo căng cơ, người bệnh không được cố quá sức. Chúng sẽ không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân. Bên cạnh đó, ở các tư thế khác nhau, bạn nên giữ thẳng lưng để cải thiện bệnh tốt nhất.
# Bài tập 3: Kéo cơ hình trái lê (Cơ tháp)
+ Tác dụng:
Tạo lực căng cho cánh tay và đùi, giúp người bệnh có cảm giác căng cơ.
Hỗ trợ giảm nhanh tình trạng đau dây thần kinh tọa.
+ Thực hiện:
Người bệnh nằm dựa lưng xuống chiếu và dùng một chiếc gối nhỏ để có thể kê được phần đầu.
Tiếp đến, bệnh nhân cong chân trái và để mắt cá chân phải chéo qua đầu gối chân trái.
Sau đó, người bệnh sử dụng hai tay để có thể giữ bắp đùi trái và kéo đùi về phía người.
Giữ phần xương cụt ngay trên sàn, để hông thẳng, đồng thời kéo căng mông phải.
Giữ tư thế này trong khoảng 20-30 giây, kết hợp thở sâu.
Thực hiện động tác từ 2 đến 3 lần để hỗ trợ cải thiện bệnh.
→ Lưu ý: Khi tiến hành giữ phần đùi, người bệnh có thể sử dụng khăn để thay thế để giúp cho việc thực hiện dễ dàng hơn. Trong lúc luyện tập, bạn đừng để phần xương cụt trượt khỏi sàn, đồng thời hãy giữ khung xương chậu thẳng.
# Bài tập 4: Căng cơ bụng
+ Tác dụng:
Giảm nhanh triệu chứng đau lưng do bệnh dây thần kinh tọa gây ra.
Người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn ở vùng vai trở xuống chân.
+ Thực hiện:
Đầu tiên, người bệnh tiến hành nằm sấp trên sàn.
Sau đó, người bệnh dồn lực lên khuỷu tay để mũi chân chạm sàn.
Tiếp đến, bệnh nhân chống chân, nâng người đồng thời mặt hướng về phía trước, uốn cong lưng, căng cơ bụng và giữ như thế trong vòng 10 giây.
→ Lưu ý: Người bệnh không nên cong lưng quá nhiều vì rất dễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần lưng. Trong quá trình luyện tập, người bệnh chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng để bệnh nhanh chóng khỏi.
Những cách tự nhiên giảm đau dây thần kinh tọa
Có những phương pháp giảm đau thần kinh tọa vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả điều trị đáng kinh ngạc. Chỉ cần áp dụng một số thao tác thông thường, người bệnh đã có thể dễ dàng kiểm soát căn bệnh này hiệu quả. Đây là những phương pháp giảm đau tạm thời, người bệnh có thể áp dụng để khắc phục các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh đau thần kinh tọa gây ra.
# Massage
Được xem là phương pháp tích cực giúp bệnh nhân cải thiện bệnh đau dây thần kinh tọa hiệu quả. Hiện tại có rất nhiều người thực hiện cách massage vùng lưng xuống chân và cho kết quả điều trị rất tích cực. Chỉ cần người bệnh thực hiện đều đặn đã có thể giảm được các triệu chứng đau nhức do bệnh đau thần kinh tọa gây ra.
# Chườm nóng, lạnh
Với những cơn đau nhức xuất hiện đột ngột do bệnh đau thần kinh tọa gây ra, người bệnh có thể áp dụng một số cách chườm nóng và chườm lạnh. Mặc dù đây là giải pháp tạm thời cho người bệnh nhưng cách làm này lại mang đến hiệu quả điều trị bệnh rất tích cực.
# Nghỉ ngơi hợp lý
Một trong những cách có tác dụng rất tốt trong việc giảm tình trạng đau thần kinh tọa là nghỉ ngơi. Người bệnh cần phải nghỉ ngơi để tạo sự thư giãn cho xương khớp. Việc nghỉ ngơi này khiến cho dây thần kinh tọa giảm bớt sự chèn ép, tránh gây tổn thương đến các bộ phận xung quanh.
# Chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống hợp lý cũng hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân trong việc điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa. Người bệnh nên bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu vitamin C, D để giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp. Đặc biệt là các loại thực phẩm chứa canxi. Mỗi ngày, người bệnh có thể uống một cốc sữa để cung cấp lượng canxi dồi dào cho cơ thể. Đây là cách giúp xương chắc khỏe hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cần phải hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Chúng sẽ càng khiến cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn và khiến cho việc điều trị càng thêm khó khăn.
# Tập thể dục thể thao tại nhà
Thể dục thể thao có tác dụng khá tốt cho sức khỏe của những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp. Chỉ cần bạn dành khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày đã có thể dễ dàng cải thiện bệnh hiệu quả. Các bài tập phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh tọa là đi bộ, yoga, bơi lội,… Người bệnh chỉ nên luyện tập vừa sức, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp người bệnh có thể cải thiện bệnh tình dễ dàng. Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng của căn bệnh này, hãy tiến hành thăm khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.