Hotline 24H

Phương Pháp Điều Trị Bệnh Hẹp Ống Sống Cổ

Chẩn đoán bệnh hẹp ống sống cổ dựa trên nguyên lý chung là đo đường kính trước và sau còn lại của ống sống. Trước đây, khi chưa có cộng hưởng từ và CTScan, bác sĩ đánh giá trên Xquang, dựa vào tỷ lệ giữa các thành phần của đốt sống trên phim. Về sau, qua hình ảnh CTScan và cộng hưởng từ, người ta định nghĩa hẹp ống sống cổ là khi đường kính trước và sau còn lại của ống sống ngang mức C4, C5 từ 13 mm trở xuống. Để xác định hiện tượng chèn ép phải dựa vào tình trạng còn hay mất hình ảnh lớp nước trước và sau tủy.

>> xem thêm … Tê Mỏi Tay Lâu Ngày Coi Chừng Bị Hẹp Sống Cổ Do Thoái Hóa

benh-thoai-hoa-dot-song-co-va-cach-dieu-tri

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ và cách điều trị

Hẹp ống sống cổ C4 C5

Hẹp ống sống cổ C4 C5

Cách điều trị:

Khi bệnh nhân chưa có dấu hiệu của thương tổn thần kinh trong bệnh lý rễ hoặc chưa có biểu hiện của bệnh lý tủy, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn gồm vật lý trị liệu và dùng thuốc. Các loại thuốc kháng viêm, giãn cơ và giảm đau được ưu tiên lựa chọn.

Xoa bóp và các bài tập vận động cổ cũng mang lại hiệu quả cải thiện nhất định. Ngoài ra còn có các phương pháp nhiệt trị liệu như sóng ngắn, siêu âm hoặc chiếu laser ngoài da, kích thích điện… Tiêm thấm vùng cổ thường áp dụng khi bệnh nhân chỉ bị đau mà không có thương tổn thần kinh.

Phẫu thuật sẽ được cân nhắc trong trường hợp có thương tổn thần kinh trên lâm sàng như yếu liệt, teo cơ, giảm hoặc mất cảm giác, có biểu hiện của chèn ép tủy, đau nhiều khiến người bệnh không thể sống yên ổn và làm việc được.

Trước đây, để điều trị bệnh này, các bác sĩ phải cắt bỏ toàn bộ bản sống (gọi là cung sau) của các đốt sống cổ. Việc cắt bỏ cung sau giúp tủy có không gian rộng hơn để không còn bị chèn ép, nhất là khi cử động. Song cách làm này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ dẫn đến trật, vẹo, gù hoặc mất vững cột sống cổ sau mổ.

Các bác sĩ Nhật Bản đã tiên phong đề xuất phương pháp điều trị bệnh trên bằng tạo hình bản sống, tức là ghép thêm vật liệu làm tăng độ rộng của ống sống. Hiện nay, nhiều bác sĩ Mỹ đã áp dụng theo cách này. Lợi ích của việc tạo hình bản sống cổ là rất lớn và đã được chứng minh, song cho đến nay các sĩ ở châu Âu chưa muốn thay thế những kỹ thuật mà họ đã thành thục.

Ngoài mục tiêu mở rộng không gian cho tủy sống cổ, phẫu thuật còn phải đảm bảo hàn cứng các chỗ cột sống mất vững nếu có. Đối với các trường hợp này, bác sĩ phải ghép xương hàn cứng các đốt sống bị mất vững, giúp ngăn chặn các cử động bất thường của cột sống có thể gây thêm thương tổn cho tủy sống cổ. Tuy nhiên tình trạng này lại làm cho lực tập trung lên trên và xuống dưới khu vực cột sống được làm cứng, dễ gây ra các thương tổn thứ phát ở các vùng đó.

Một số bác sĩ khác chủ trương phẫu thuật bằng cách tiếp cận trực tiếp từ phía trước. Họ cắt bỏ toàn bộ phần dây chằng cốt hóa, sau đó ghép xương làm cứng toàn bộ các thân đốt sống bị xẻ ra để có chỗ lấy được các dây chằng hóa xương.

Phẫu thuật tiếp cận từ phía trước có ưu điểm là giải quyết trực tiếp thương tổn, tránh hiện tượng tủy bị uốn cong sau mổ. Tuy nhiên lại có nhược điểm rất lớn khi lấy khối dây chằng hóa xương rất khó khăn, có thể gây thương tổn cho tủy sống. Khối dây chằng hóa xương thường dính chặt vào màng tủy, nếu lấy những khối dây chằng ấy đi dễ gây ra hiện tượng dò dịch não tủy sau mổ, để lại hậu quả nặng nề. Ngoài ra, việc hàn cứng một đoạn dài nhiều đốt sống làm mất khả năng xoay trở, cúi ngửa của cột sống cổ. Khi đó, mọi lực tác động đều đổ dồn lên các đĩa đệm còn hoạt động ở hai đầu hàn xương, gây ra các thương tổn thứ phát cho những đĩa đệm ấy.

Tiến sĩ, bác sĩ Võ Xuân Sơn

Triệu Chứng Của Bệnh Tê Buốt Chân Tay
Tê Mỏi Tay Coi Chừng Bị Hẹp Sống Cổ Do Thoái Hóa
sex cams